Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Bí quyết phòng tránh stress hiệu quả cho bà bầu - Stress khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và cả của thai nhi.

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, stress trong khi mang thai có thể tăng khả năng nguy cơ sảy thai lên 3-4 lần hoặc đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân lên gấp 2 lần. Ngoài ra, bà bầu bị stress còn cản trở việc cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy từ máu mẹ qua nhau thai để sang thai nhi.

Thực đơn buổi sáng cực tốt cho sức khỏe phụ nữ  - Thịt nạc, các loại rau, đậu là những thực phẩm giàu chất sắt, và vitamin rất tốt cho phụ nữ.



Thịt nạc
Thịt nạc là một trong những thực phẩm giàu chất sắt, một chất đóng vai trò không thể thay thế trong quá trình vận chuyển khí oxy cho máu và hình thành các tế bào hồng cầu. Ăn thịt nạc cho bữa sáng rất tốt vì thịt nạc có thể dễ dàng hấp thu vào cơ thể.
Các loại rau xanh
Các nhà khoa học cho rằng loại rau nào có màu đậm thường có hàm lượng vitamin cao. Phụ nữ nên ăn nhiều loại rau này để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Trong các loại rau thì súp-lơ xanh chứa nhiều canxi, axit folic, chất xơ, chất chống oxy hóa và các kháng thể. Ngoài ra xúp-lơ xanh cũng phối hợp với một số loại rau khác giúp cơ thể hấp thu chất sắt một cách hiệu quả hơn.
Các loại đậu
Chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh năng lượng và có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Do đó, nếu cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến người mệt mỏi, chóng mặt.

phu-nu-nen-an-gi-cho-bua-sang-2
Đậu đỏ, đậu đen hoặc đậu tương là những thực phẩm tốt cho cơ thể. Các loại đậu này không chỉ giúp cơ thể bổ sung một lượng sắt nhất định mà còn còn cải thiện tình trạng mệt mỏi.
Chuối
Chuối rất giàu kali và carbohydrate giúp hệ thần kinh và các cơ thịt hoạt động bình thường. Ngoài ra, kali là một chất có tác dụng đào thải các chất độc gây hại cho thận. Thêm vào đó, nó còn rất hữu ích trong việc giảm axit uric từ đó làm giảm các nguy cơ gây hại cho thận.
Dâu tây
Dâu tây chứa một lượng vitamin C phong phú giúp cơ thể hấp thụ chất sắt, các tế bào trong cơ thể được nuôi dưỡng. Do đó, ăn nhiều dâu tây sẽ giúp chị em dồi dào sinh lực.

TT

Phương pháp chữa trị bệnh phụ khoa cho chị em phụ nữ - Phụ nữ thường phải đi chữa bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo, kinh nguyệt không đều…

Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ít
Kinh nguyệt ít là một dạng bệnh của kinh nguyệt không đều. Hiện tượng kinh nguyệt ít có thể xuất phát từ nguyên nhân màng trong tử cung bong ra bất thường (có thể là do màng tử cung không được sản sinh ra nên không có nhiều để bong), hoặc do những bệnh ở tử cung như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung... gây nên. Một số nguyên nhân chủ quan như không chú ý vệ sinh kinh nguyệt, bị lạnh hoặc nóng quá, tinh thần căng thẳng... cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng kinh nguyệt quá ít.

Bệnh trĩ ở bà bầu: Phương pháp phòng tránh hiệu quả - Bà bầu nên uống nhiều nước để không mắc bệnh trĩ khi mang thai gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Rong biển: Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sức khỏe bà bầu - Rong biển là một thực phẩm rất giàu dưỡng chất. Đối với sức khỏe bà bầu rong biển có tác dụng ngăn ngừa táo bón, ngăn dị tật thai nhi và làm đẹp…

Dưỡng chất trong rong biển
Phân tích giá trị thành phần dinh dưỡng của rong biển người ta thấy, hàm lượng sinh tố A trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với cà rốt, hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò, vitamin B2 cao gấp 4 lần trong trứng... Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy rong biển còn chứa các dưỡng chất sau:
- Vitamin C trong rong biển là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy sự hình thành collagen trong cơ thể, làm vết thương mau lành và có tác dụng phòng chảy máu chân răng.
rong-bien-va-suc-khoe-ba-bau
- Chất khoáng: Trong rong biển rất giàu chất khoáng như calcium, photpho, sắt, muối… rất cần thiết chi sự phát triển của thai nhi.
- Iốt là chất khoáng rất cần thiết cho tuyến giáp, có nhiều trong rong biển. Thiếu iốt sẽ mắc bệnh bướu cổ.
- Vitamin B2 trong rong biển có tác dụng tham gia truyền dẫn trong quá trình ôxy hóa của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu vitamin B2 kéo dài sẽ gây rối loạn trao đổi chất của các tế bào.
- Axit béo trong rong biển có tác dụng thúc đẩy cơ thể thải loại cholesterol, khống chế lượng cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Ngoài ra, rong biển còn chứa DHA, canxi và một số dưỡng chất khác cần thiết cho sức khỏe.
Tác dụng của rong biển với bà bầu
1. Ngăn ngừa chứng táo bón
Chất cellulose trong rong biển kích thích sự co bóp của ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết, giúp đi tiêu đều đặn. Đồng thời, cellulose còn giảm thiểu những chất gây ung thư đường ruột, phòng ngừa ung thư kết tràng và ung thư trực tràng. Nên đây là một lợi ích của rong biển với sức khỏe bà bầu.
2. Phòng chống dị tật thai
Các nhà khoa học cho biết các chất dinh dưỡng có trong rong biển có tác dụng giúp ngăn ngừa khuyết tật bào thai. Axit align và alignic được tìm thấy trong nhiều loại rong biển, có chức năng ngăn chặn độc tố từ máu mẹ được vận chuyển vào bào thai.
Ăn rong biển không chỉ giảm nguy cơ bị ung thư và còn tránh được những khiếm khuyết về gene. Do đó ngoài lợi ích của rong biển với sức khỏe bà bầu, rong biển cũng rất tốt cho sức khỏe của thai nhi trong bụng.
3. Đẹp tóc
Rong biển có chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng giúp da khỏe, đẹp và tăng đàn hồi. Nhiều người mẹ chia sẻ một lợi ích của rong biển với sức khỏe bà bầu nữa là khi ăn rong biển, tình trạng mụn trứng cá và rạn da khi mang thai được giảm thiểu rõ rệt.
rong-bien-va-suc-khoe-ba-bau-1
Ăn rong biển cũng giúp cho móng và tóc được khỏe đẹp. Khi ấy, bạn không còn phải lo lắng chuyện dưỡng tóc trong thai kỳ hoặc nguy cơ ảnh hưởng từ thuốc dưỡng tóc đến bé.
4. Ngăn ngừa bệnh răng miệng
Vitamin C có trong rong biển là chất cần thiết cho sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy sự hình thành collagen trong cơ thể, giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng - dấu hiệu dễ gặp khi mang bầu.
5. Giảm rạn da
Chất dinh dưỡng có trong rong biển có tác dụng giúp da khỏe, đẹp và tăng đàn hồi. Nhiều người mẹ chia sẻ, khi ăn rong biển, tình trạng mụn trứng cá và rạn da khi mang thai được giảm thiểu rõ rệt.
Ăn rong biển cũng giúp cho móng và tóc được khỏe đẹp. Lý do vui là khi ấy, bạn không còn phải lo lắng chuyện dưỡng tóc trong thai kỳ hoặc nguy cơ ảnh hưởng từ thuốc dưỡng tóc đến bé.
TT

Những bệnh bà bầu thường gặp trong quá trình thai kỳ - Bệnh mụn giộp, tăng huyết áp, hen phế quản, cúm là những căn bệnh thường gặp nhất khi mang thai.

Bệnh mụn giộp: dễ gây nguy cơ nhiễm bệnh cho bé vì chỗ viêm sẽ dẫn truyền vi-rút. Thai nhi có thể tiếp xúc với vi-rút khi sinh ra. Điều này dẫn đến một số biến chứng như viêm phổi do vi-rút. Nếu không ngăn chặn sớm trước thai kỳ, vi-rút sẽ lây qua bé ngay khi chưa chào đời. Trong vài trường hợp, thai có thể chết non hoặc não, thần kinh, mắt và da của bé bị ảnh hưởng.
nhung benh thuong gap trong thai ky
Tăng huyết áp (THA): Huyết áp có thể thay đổi trong ngày, nhất là khi có biến đổi về thời tiết, nếu huyết áp bằng hoặc trên 140/90mmHg được gọi là THA - có thể đã sẵn có từ trước khi mang thai hoặc do thai nghén gây ra. Bệnh thường gặp và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng thậm chí gây tử vong cho mẹ và thai nhi. Có tới 15% phụ nữ mang thai bị THA và 25% trường hợp đẻ non là do THA. Nếu THA nặng kèm với phù và có protein trong nước tiểu thì tạo nên một bệnh cảnh đặc biệt gọi là hội chứng tiền sản giật (TSG), biến chứng nguy hiểm nhất của THA và rất nguy hiểm cho thai phụ khi xảy ra sản giật. Cơn co giật có thể diễn ra một lần hay nhiều lần liên tục nếu chưa kiểm soát được huyết áp. Càng co giật nhiều lần thì càng nguy hiểm cho mẹ và con. TSG thường gặp ở những thai phụ quá trẻ (nhỏ hơn 15 tuổi) hay quá lớn tuổi (lớn hơn 35 tuổi), người có con so dễ mắc hơn khi con rạ, đa thai dễ mắc hơn một thai, bệnh đái tháo đường, yếu tố di truyền, yếu tố dinh dưỡng… cũng là những yếu tố nguy cơ.
nhung benh thuong gap trong thai ky
Hen phế quản: Là bệnh thường xảy ra nhất khi có thai. Trong thực tế gặp khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời tiết thay đổi. Nếu bệnh được kiểm soát tốt thì không phải là nguy cơ nặng cho mẹ hoặc thai. Những trường hợp hen không được điều trị hiếm khi gây tử vong nhưng cũng có thể làm người mẹ có những biến chứng nghiêm trọng như THA, nhiễm độc thai nghén và sinh non.
Với thai, những biến chứng có thể gặp khi người mẹ bị hen không được điều trị tốt là chậm phát triển trong tử cung, sinh non; nhẹ cân, ngạt khi sinh.
Bệnh cúm: Là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, do virut gây ra. Ở điều kiện khí hậu nóng ẩm, bệnh cúm rất dễ lây qua các hạt bụi nước có chứa virut khi người bệnh ho, hắt hơi hay do tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và thường nặng hơn do giảm sút khả năng miễn dịch, vì thế cúm nguy hiểm hơn với phụ nữ mang thai: tỷ lệ tử vong tăng lên nhiều lần, diễn biến cũng có thể lâu hơn. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu ôxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch lại yếu đi nên viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều.

Bà bầu tháng thứ 5 cần có chế độ chăm sóc sức khỏe như thế nào - Sức khỏe bà bầu tháng thứ 5 có nhiều thay đổi. Lúc này bà bầu bắt đầu cảm thấy rõ ràng áp lực trọng lực thai nhi và xuất hiện rạn da.

Thay đổi sinh lý của thai phụ
Ngoại hình của thai phụ có sự thay đổi khá lớn, tử cung to ra nên làm cho bụng dưới cũng nhô ra; chiều cao của đáy tử cung đã ngang với rốn. Ngực, mông đều nở ra; lớp mỡ dưới da dày lên, thể trọng tăng.
Sắc tố ở mặt, quầng vú, âm hộ vẫn tiếp tục sẫm màu. Ngực bắt đầu tiết sữa non. Sữa non là một dạng dịch thể màu vàng , loãng. Lúc này bạn nên lựa chọn loại áo ngực thích hợp. Áo ngực phải giữ được độ căng của ngực, tránh không cho ngực bị xệ về sau này. Chú ý không nên dùng tay ấn vào đầu vú.
Thay nghén sẽ gây ra một số thay đổi sinh lý và khó chịu: hay bị chảy máu răng khi đánh răng vào buổi sáng; do âm đạo bị sung huyết cục bộ nên chức năng phân tiết của cổ tử cung cũng mạnh hơn, chất tiết ra từ âm đạo càng nhiều. Do khớp và dây chằng giãn ra nên thai phụ sẽ cảm thấy đau lưng.
Trong thời kì này, thai phụ có thể cảm nhận rõ ràng thai máy rất mạnh. Thai máy là một trong những đặc trưng sống của thai nhi, là căn cứ để chẩn đoán thai nhi, là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự sinh tồn trong tử cung của thai nhi. Thai phụ nên ghi lại thời gian thai máy đầu tiên để cung cấp cho bác sĩ khi đi khám thai.
cham soc suc khoe ba bau thang thu 5
Hiện trạng của bạn
- Đáy tử cung đã lên đến ngang rốn, và tiếp tục đi lên 1 cm mỗi tuần.
- Áp lực của thai có thể làm rốn của bạn lồi và tồn tại cho đến sau khi sinh.
- Sức nặng của bé có thể làm bạn hơi mất thăng bằng.
- Trên da bắt đầu xuất hiện những vết rạn da.
Em bé phát triển như thế nào?
Lúc này bé nặng gần 300g. Bé dài khoảng 16,5cm từ đầu đến mông và khoảng 25cm từ đầu đến gót chân. (Trong 20 tuần đầu tiên, chân của thai nhi co xếp lại sát ngực rất khó đo lường nên người ta đo từ đỉnh đầu xuống dưới mông. Sau 20 tuần, chiều dài của em bé được tính từ đầu đến chân.)
Bé bắt đầu nuốt nhiều hơn trong giai đoạn này, đây là bài tập thực hành rất tốt cho hệ tiêu hóa. Cơ thể bé khi này cũng tạo ra phân su – một sản phẩm của hệ tiêu hóa có màu đen dính, tích tụ trong ruột, và bạn sẽ “được” thấy nó trong chiếc tã bẩn đầu tiên của con (một số bé có thể thải luôn phân su trong tử cung của mẹ hoặc trong khi được sinh ra).
cham soc suc khoe ba bau thang thu 5-2
Những khó khăn về sức khỏe bà bầu trong tháng thứ 5 và cách xử lý
Khó thở: Đừng quá bận tâm. Bạn có thể đến bác sĩ, nếu cần hãy thử máu xem bạn có bị thiếu máu không.
Nghẹt mũi và chảy máu cam: Có thể nhỏ mũi để bớt nghẹt mũi.
Ợ nóng: Tránh ăn quá no, uống rượu và ăn đồ cay. Duỗi thẳng hai tay lên đầu để giảm bớt triệu chứng. Dùng thuốc kháng axit có thể có hiệu quả và nhìn chung an toàn cho thai. Hỏi bác sĩ để biết loại thuốc kháng axit nào phù hợp cho bạn.
Ngứa: Hãy ăn nhiều món giàu vitamin B. Loại vitamin này rất tốt cho sức khỏe bà bầu tháng thứ 5. Hỏi bác sĩ khi đã điều trị mà các triệu chứng không hết.
Tăng dịch tiết âm đạo: Đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu dịch tiết quá nhiều, có mùi hôi hoặc ngứa thì phải báo bác sĩ.
TT

Siêu thực phẩm cực tốt cho phụ nữ ở tuổi 40 - Sữa chua, khoai lang, sữa đậu nành, trà xanh, cá hồi là những thực phẩm vàng cho sức khỏe phụ nữ tuổi 40.

Trong giai đoạn tuổi 40, phụ nữ đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh nên sức khỏe có nhiều thay đổi. Điểm hình là sức đề kháng kém hơn, suy giảm tình dục, da xuất hiện nhiều vết thâm, nếp nhăn, hệ xương răng suy giảm chức năng và rất dễ mắc những bệnh như cholesterol cao, tiểu đường và viêm khớp…
Dưới đây là những thực phẩm tốt cho
Trà xanh
Đối với phụ nữ, uống quá nhiều trà và cà phê, có thể gây thiếu máu. Do đó, phụ nữ nên hạn chế uống cà phê. Ngoài nhân tố dinh dưỡng, thiếu máu còn có thể do bệnh tật gây ra. Chẳng hạn như trĩ, ung thư, viêm loét dạ dày tá tràng, uống aspirin dài hạn. Vì vậy, thiếu máu nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra để chuẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị chính xác.
thuc-pham-tot-cho-suc-khoe-phu-nu-tuoi-40
Bạn có thể thay thế cà phê vào buổi sáng bằng cách lựa chọn một tách trà xanh. Trà xanh có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trà xanh không chỉ có thể cải thiện mức độ trao đổi chất của cơ thể mà còn có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư. Tuy nhiên, bạn nên chọn trà xanh tự nhiên (chè tươi).
Các loại rau màu xanh đậm
Theo các nhà khoa học, rau như bông cải xanh, rau bina và lá mù tạt rất tốt cho sức khỏe phụ nữ tuổi 40 và dưới 40. Điều này là do loại rau này có chứa một số lượng lớn các chất chống oxy hóa, cellulose, và các yếu tố sắt. Khi ăn các loại rau này, bạn có thể thêm một số tỏi, dầu ô liu và nước chanh, không chỉ có thể thêm một số hương vị mà cũng sẽ không ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng có trong rau quả.
Sữa chua
thuc-pham-tot-cho-suc-khoe-phu-nu-tuoi-40-2
Ăn sữa chua đều đặn giúp nuôi dưỡng và làm mịn làn da. Sữa chua có các đặc tính làm mềm da như canxi, vitamin A và vitamin D. Bạn nên sử dụng sữa chua ít chất béo.
Khoai lang
Khoai lang là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất với sức khỏe phụ nữ tuổi 40. Khoai lang giúp giảm tác hại của khói thuốc thụ động, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, khoai lang chứa nhiều vitamin C, giúp nuôi dưỡng làn da của bạn.
Cá hồi
Khi có tuổi, chức năng bộ não có thể bị suy giảm. Ăn cá hồi giúp ngăn ngừa sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer vì nó giàu DHA, EPA và các axít béo omega-3. Ba chất dinh dưỡng thiết yếu này hỗ trợ tế bào thần kinh truyền tín hiệu dễ dàng, giúp nhớ và nhớ lại mọi thứ nhanh hơn.
Nho
thuc-pham-tot-cho-suc-khoe-phu-nu-tuoi-40-3
Các chất chống ôxy hóa có trong nho đỏ ngăn ngừa tắc động mạch và giảm lượng cholesterol xấu. Thêm nữa, một ly rượu vang đỏ cũng mang lại tác dụng thần kỳ.
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành là thực phẩm thân thiện với phụ nữ bị loãng xương và các rối loạn xương khác. Sữa đậu nành chứa nhiều vitamin A, vitamin B12, vitamin B1, canxi và protein, giúp tăng mật độ xương.
Thịt bò nạc
Thịt bò nạc chứa nhiều chất sắt - hỗ trợ vận chuyển ôxy một cách hiệu quả từ phổi đến các tế bào khác nhau trong cơ thể.
TT

Những thực phẩm cực tốt cho bà bầu trong ngày hè - Nước mía, bơ, nước cam, dưa chuột hay sữa chua…là những thực phẩm “vàng” cho bà bầu trong ngày hè nóng nực.

Quả bơ
Quả bơ là một trong những thực phẩm “vàng” cho bà bầu trong ngày hè. Các mẹ bầu cần biết rằng trong quả bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm folate, canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen. Bơ cũng rất giàu chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do dẫn đến gây ung thư, đục thuỷ tinh thể, lão hóa da, giúp duy trì làn da săn chắc.
nhung-thuc-pham-vang-cho-ba-bau-trong-ngay-he-3
Đặc biệt, trong quả bơ có chứa nhiều folate. Folate từ lâu đã không hổ danh là một vitamin của thai phụ vì có tác dụng ngăn ngừa việc sinh con dị tật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên tiêu thụ khoảng 600-800mcg folate mỗi ngày để phòng khuyết tật ống thần kinh và xương sống ở bào thai. Vì vậy, chị em nhớ đừng bỏ qua loại quả này trong thời gian cần bổ sung folate vào cơ thể.
Là một trong rất ít loại trái không có cholesterol, mà lại có chứa chất béo đơn không bảo hòa, đây là loại chất béo tốt cho cơ thể giúp làm giãm hàm lượng cholesterol. Quả bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa.
Bí đao
Bí đao là loại thực phẩm rất tốt trong mùa nóng bởi bí đao có tính mát, giúp mẹ bầu thanh nhiệt cho cơ thể. Các mẹ có thể dùng nấu canh hoặc ép lấy nước uống đều rất tốt.
Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai thường hay bị phù nề, đặc biệt là ở chân khiến mẹ bầu thường có cảm giác nặng nề và khó chịu. Khi ấy, dùng bí đao nấu cùng cá chép thành món canh thơm ngon cũng giúp giảm nhẹ chứng sưng phù chân ở bà bầu.
Dưa chuột
Dưa chuột cũng là một trong những thực phẩm “vàng” cho bà bầu trong ngày hè. Bởi vì dưa chuột có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, các mẹ có thể để ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Ngoài ra, các mẹ có thể chế biến thức uống vừa mát vừa bổ từ dưa chuột, chẳng hạn như hỗn hợp cần tây, dưa chuột, cà rốt và gừng, không chỉ có tác dụng giải nhiệt mà còn giúp mẹ bầu tránh khỏi những cơn buồn nôn khó chịu nữa đấy.
Ngó sen
Ngó sen là một loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và hấp dẫn, được nhiều người ưa thích. Ngó sen khi tươi có tính hàn, vị ngọt mát, giúp thanh nhiệt cho cơ thể nên rất tốt cho mẹ bầu trong những ngày nóng nực.
Nấm rơm
nhung-thuc-pham-vang-cho-ba-bau-trong-ngay-he-2
Nấm rơm là một loại thực phẩm tuyệt vời, có công dụng bồi bổ và thanh nhiệt tiêu độc rất lý tưởng trong mùa nóng cho bà bầu.
Không chỉ có vậy, thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, không chỉ chứa chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ mà còn chứa nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, phôtpho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP... rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.
Nước mía
Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo. Chính vì vậy, khi mang thai, phụ nữ uống nước mía thường xuyên không chỉ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng nước, năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể giải nhiệt, chống mệt mỏi, chống táo bón và hiện tượng nôn nghén.
Phụ nữ mang thai có thể trạng bình thường nên uống một ly nước mía mỗi ngày. Những trường hợp phụ nữ mang thai có nguy cơ béo phì thì nên hạn chế uống nước mía vì nó cung cấp nhiều năng lượng.
Sữa chua
Sữa chua hay yogurt thực chất là sữa bò tươi được cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus). Chúng chuyển dưỡng sữa thành lactic, tạo ra độ chua hấp dẫn. Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lisin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A.
nhung-thuc-pham-vang-cho-ba-bau-trong-ngay-he-7
Vị thanh mát và thơm ngon của sữa chua đã chinh phục được cả những bà bầu khó tính nhất. Không những thế sữa chua có chứa nhiều các loại vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá, đồng thời cũng cung cấp nguồn protein rất phong phú cho thai phụ. Sữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường. Sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Không những thế, có một số vi khuẩn sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột. Ngoài ra, sữa chua còn nhiều vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín.
Nhiều thai phụ không chịu được mùi vị của các loại sữa dành cho bà bầu nhưng lại rất thích thú với sữa chua. Bạn không nên ăn sữa chua lúc đói vì một số axit có trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bạn bị mệt. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sữa chua sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính.
Nước cam
Một ly nước cam mỗi ngày cung cấp cho bạn những dưỡng chất cần thiết như kali, axit folate, potassium và vitamin C.
Bạn có thể đã nghe qua về vai trò của các loại khoáng chất axit folate và folic trong thời gian mang thai. Chất dinh dưỡng này rất cần thiết để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm trong thai kỳ và đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh sau này. Vì vậy đừng quên bổ sung khoảng 600 microgram mỗi ngày.
Kali có trong nước cam cũng rất tốt trong quá trình trao đổi chất và bổ sung sức khỏe tổng thể cho bạn. Ngoài ra, nước cam còn là nguồn thực phẩm dồi dào Vitamin C – có tác dụng chống cảm lạnh, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và giúp cho răng cũng như xương em bé khỏe mạnh. Bạn cũng có thể nhận được vitamin C từ súp lơ xanh, cà chua, dâu tây, ớt đỏ và một loạt các loại trái cây họ cam quýt.
TT

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Phụ nữ mang thai không nên hút thuốc, dùng thuốc kích thích - Trong thuốc lá và cà phê có chứa những chất kích thích khiến bà bầu dễ bị đẻ non hoặc khiến thai nhi chết lưu và kém phát triển.

Phụ nữ mang thai không nên hút thuốc, dùng thuốc kích thích

Phương pháp phòng ngừa ran da khi mang thai hiệu quả - Tăng cân nhanh, thay đổi hóc môn, thay đổi sinh lý là những nguyên nhân gây ra tình trạng rạn da ở phụ nữ mang thai.

Thai kỳ là khoảng thời gian có những thay đổi sinh lý phức tạp ở các thai phụ. Nội tiết tố do thai hoặc nhau thai tiết ra làm cho cơ thể thai phụ có những thay đổi rõ rệt. Một số bà mẹ tăng cân quá nhanh, da không kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột. Điều này làm cho các sợi đàn hồi (collagen) trong da bị đứt hoặc hư tổn, dẫn đến rạn nứt da. Tình trạng này chiếm 90% ở phụ nữ mang thai. Các vết rạn thường xuất hiện ở đùi, bụng, hông, vú. Phụ nữ mang thai đến tháng thứ 4 có thể xuất hiện vết rạn, nhưng thông thường là vào tháng 6 - 7 của thời kỳ mang thai. Lúc này là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh. Da vùng bụng người mẹ bị căng giãn hết mức nên dễ bị rạn nứt.

Vết rạn được hình thành qua hai thời kỳ. Thời kỳ đầu, rạn da chỉ xuất hiện những vết lằn đỏ, đỏ tím, nhìn rất giống vết cào cấu. Chúng lan ra ngày càng nhiều, có hoặc không kèm theo ngứa. Thời kỳ thứ 2, da chuyển sang màu trắng có ánh như xà cừ. Lúc này da hình thành các đường rạch lõm, sọc vằn song song, có cấu trúc khác với da bình thường bên cạnh. Điều này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà chúng còn làm cho da mỏng, yếu và nhão hơn. Các bà mẹ sau khi sinh thường có hiện tượng da dư thừa. Tại các vùng da thừa, vết rạn trở thành những rãnh nhỏ loang lổ và nhanh chóng khiến cơ thể chúng ta lão hóa.
Những cách phòng ngừa rạn da
Không tăng cân “phi mã”
Việc tăng cân trong thời gian mang thai là cần thiết nhưng bạn nên nhớ không nên tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh làm tăng nguy cơ mắc chứng rạn da. Theo các chuyên gia khoa sản, phụ nữ mang thai chỉ nên tăng từ 12 đến 15 cân là vừa.
phong ngua ran da khi mang thai
Có chế độ ăn uống đủ chất
Thiếu hụt dinh dưỡng cũng là nguyên nhân làm gia tăng các vết rạn da ở thai phụ. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho da như cà rốt, các loại hạt, quả mọng… và các loại thực phẩm giàu protein như trứng, cá và sữa.
Đừng quên uống nước
Bà bầu cần bổ sung đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước và giảm nguy cơ bị rạn da khi mang bầu.
Đừng quên bôi kem chống rạn
Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để tìm được loại kem chống rạn an toàn và phù hợp với làn da của mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số phương pháp ngừa rạn da từ dân gian như massage với dầu dừa, sữa bò tươi… cũng có công dụng giảm rạn da hiệu quả.
TT

Mách mẹo cách trị ốm nghén cực kỳ hiệu quả cho chị em - Ốm nghén là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trong tháng đầu mang thai. Trong dân gian có rất nhiều mẹo trị triệu chứng khó chịu này.

- Dùng 1 thìa nước chanh vắt, 1 thìa nước ép bạc hà và 1 thìa đường để pha lẫn với nhau, uống 3 lần mỗi ngày. Đây cũng là một cách đơn giản và hữu hiệu trong việc điều trị chứng ốm nghén.

Chanh là một trong những vị thuốc trị ốm nghén rất hữu hiệu
- Nên hạn chế và tốt nhất nên tránh ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều dầu, mỡ. Những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ sẽ gây nên những khó khăn trong quá trình tiêu hoá.
- Nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B và canxi vào trong chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm giàu vitamin B là chuối, các món salat trộn, thịt gà.
- Nên ăn bữa ăn phụ có chứa hàm lượng protein cao trước khi đi ngủ, để giảm nguy cơ ghê cổ, buồn nôn vào sáng sớm hôm sau.
mot-so-meo-don-gian-tri-chung-om-nghen-1
Khi bị ốm nghén bà bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ
- Dùng 1 thìa dấm rượu táo và 1 thìa mật ong pha vào nước lạnh và để uống trước mỗi khi đi ngủ.
- Không nên để bụng đói, cái bụng rỗng sẽ khiến bạn dễ cảm thấy buồn nôn hơn. Tuy nhiên, cũng không nên ăn cho đến khi no căng bụng. Thay vì ăn 3 bữa chính mỗi ngày, bạn hãy chia thành 6 bữa nhỏ.
- Đừng quên đi bộ: Một nghiên cứu gần đây cho biết, ánh sáng khi tập thể dục ngoài trời giúp giảm bớt các triệu chứng xấu khi mang thai như ợ nóng và buồn nôn. Hãy cố gắng đi lại nhiều nơi văn phòng và tập thể dục mỗi buổi sáng tối sẽ làm bạn thấy thoải mái hơn nhiều đấy.
- Nghỉ ngơi nhiều: Để tránh chóng mặt, cố gắng rời giường từ từ vào buổi sáng. Nghỉ ngơi nhiều và tránh căng thẳng vì các triệu chứng ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng.
- Sử dụng các loại tinh dầu: Mùi hương của một lát chanh tươi hoặc bưởi có tác dụng giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thậm chí có thể ngừa ốm nghén. Có thể dùng các loại tinh dầu như oải hương, quýt hoặc dầu cây trà; việc sử dụng hương liệu giúp tăng cảm giác thư giãn. Tuy nhiên, cũng nên biết rằng, một số loại dầu quan trọng như dầu hạnh nhân, bột nghệ, ngò tây, quế nên tránh dùng vì có tính độc.

Thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bà bầu - Đậu phụ, thịt bò, nước cam, khoai lang là những “siêu” thực phẩm cho phụ nữ mang thai.

Thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bà bầu

Đậu phụ
Đậu phụ được chế biến từ nguyên liệu chính là đậu tương nên rất phong phú protein, chất sắt, folate, canxi và kẽm, rất cần thiết cho sự phát triển của em bé.
Đậu phụ là loại thực phẩm phổ biến và an toàn nên bạn có thể dùng theo nhu cầu hàng ngày. Ngoài ra, các sản phẩm từ đậu tương như sữa đậu nành… cũng rất tốt cho thai phụ.
Thịt bò
Loại thịt này chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, kẽm và đặc biệt là colin (một chất kích thích não bộ thai nhi phát triển). Tuy nhiên, thịt bò cũng chứa nhiều cholesterol, vì vậy, bạn nên ăn điều độ để tránh tăng lượng cholesterol trong máu.
Thịt bò chế biến theo cách nào cũng rất giàu dinh dưỡng và cũng rất ngon miệng. Bạn tuyệt đối nên tránh các món làm bằng thịt bò tái hoặc các món thịt bò đi kèm với nhiều loại gia vị cay, nóng.
Mỗi tuần bạn nên dùng 2-3 bữa thịt bò.
Thịt bò chế biến theo cách nào cũng rất giàu dinh dưỡng và cũng rất ngon miệng.
Khoai lang
Khoai lang là nguồn thực phẩm dồi dào beta carotene – một chất chống oxy hóa mà cơ thể chuyển đổi thành vitamin A. Và bạn có thể đã đọc qua rằng vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mắt, xương và da của em bé.
Bên cạnh đó, khoai lang cũng giúp bổ sung lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể trong thời gian mang thai. Và loại thực phẩm này có chứa đồng – một khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Nhiều bằng chứng khoa học còn khẳng định, khoai lang giúp bà bầu giảm triệu chứng táo bón – căn bệnh phổ biến khi bầu bí. Bạn có thể thưởng thức khoai lang với những món ăn như luộc, nướng, chiên hoặc nghiền làm bánh nhưng tuyệt đối tránh khoai lang sống.
Nho khô
Một hộp nhỏ nho khô cung cấp chất xơ, sắt và kali cho bà bầu, nhất là những bà bầu đang thèm đồ ngọt.
sieu-thuc-pham-cho-ba-bau-2
Nếu xét về giá trị dinh dưỡng thì nho khô là món ăn hữu ích cho sức khỏe vì rất ít chất béo nhưng lại sinh ra nhiều năng lượng, dễ bảo quản, nhờ đó đây được coi là món ăn bỏ túi cho chị em mang thai.
Pho mát
Rất có thể đây sẽ là món ăn ưa thích của bạn bởi thực phẩm này ăn ngậy, béo, thơm, rất ngon. Pho mát có chứa đủ canxi, protein cung cấp cho bạn. Pho mát có nhiều công dụng như phòng chống ung thư, làm đẹp da, làm đẹp răng miệng, giúp chắc xương.
Nước cam
sieu thuc pham cho ba bau-2
Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ... rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai. Vitamin B9 (axit folic) có trong cam giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư dạ dày và thanh quản) vì chúng giàu chất chống oxy hóa.
Axit folic vô cùng quan trọng đối với tất cả phụ nữ, đặc biệt đối với phụ nữ có thai hoặc những người đang cố gắng thụ thai. Nó giúp ngăn ngừa một số loại khuyết tật bẩm sinh, và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh.
Ngoài ra chất limonoid trong nước cam giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Phụ nữ mang thai thường ăn cam, hoặc các loại trái có họ hàng với cam như quýt, bưởi,... có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư (phổi và dạ dày) khá thấp. Tuy nhiên bà bầu nào bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều cam.
Bạn nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường. Mỗi ngày bạn có thể uống một cốc nước cam nhỏ hoặc bạn uống cách một ngày, bạn lại nghỉ một ngày cho đỡ chán.
Bạn nên hạn chế các loại nước cam đóng hộp dù chúng được giới thiệu là nước cam tươi nguyên chất. Các loại nước hoa quả đóng hộp đều được pha chế thêm đường hóa học. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước hoa quả có thể bị nhiễm khuẩn khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy… nếu sử dụng.
Ngũ cốc nguyên hạt
Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt giàu axit folic, chất sắt và chất xơ, vitamin, khoáng chất. Bạn hãy bổ sung chúng hàng ngày cho bữa sáng của mình.
Trong thai kỳ, nhiều chị em bị chứng huyết áp cao, ăn ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày sẽ giúp bạn đẩy lui chứng này. Thành phần của chúng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch cũng như quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể, đồng thời tốt cho mạch máu của mẹ bầu.

Chia sẻ những loại rau cực tốt cho bà bầu - Ngó sen, rau dền, rong biển, giá đỗ...là những loại rau giàu vitamin và khoáng chất giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Tuyệt chiêu giảm cân cấp tốc sau sinh - Sau khi sinh, hầu hết phụ nữ đều tăng rất nhiều cân so với bình thường. Điều này khiến chị em cảm thấy mất tự tin với mọi người đặc biệt là với chồng.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một vài cách có thể giúp chị em giảm cân siêu tốc sau sinh.
Tuyệt chiêu giảm cân cấp tốc sau sinh

Bà bầu thiếu folate ảnh hưởng tới thai nhi thế nào? - Số liệu khảo sát của Viện Dinh dưỡng quốc gia phối hợp với nhóm nghiên cứu của Giáo sư – Tiến sĩ Tim Green (Đại học Otago- New Zealand ) thực hiện tại Hà Nội và Hải Dương cho thấy, cứ 5 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có đến 3 người có nồng độ folate hồng cầu thấp dưới mức tối ưu (905 nmol/L).

Đây là thực sản rất đáng lo ngại vì thiếu hụt folate sẽ làm gia tăng nguy cơ khiến khuyết ống thần kinh cho thai nhi và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai phụ.
Folate: Dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ
Folate hay còn gọi là vitamin B9, là dưỡng chất cần thiết trong quá trình tạo và tăng trưởng tế bào mới. Trong giai đoạn đầu sau khi thụ thai, folate đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Do đó, nếu không cung cấp đủ folate trước và trong quá trình mang thai trẻ sinh ra rất dễ mắc phải khiếm khuyết ống thần kinh.
ba-bau-thieu-folate-thai-nhi-de-bi-khiem-khuyet-ong-than-kinh
Bà bầu nên bổ sung đủ lượng folate trong quá trình mang thai
Giáo sư – tiến sĩ Tim Green cho biết: “Khuyết tật ống thần kinh xảy ra khi các ống thần kinh đóng không hoàn thiện, dẫn đến não và tủy sống của trẻ phát triển không bình thường. Dạng dị tật phổ biến nhất là nứt đốt sống và vỏ sọ”. Ngoài ra, việc thiếu hụt folate trong suốt thai kỳ còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cho cả mẹ và bé, gia tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhỏ yếu, dễ bị băng huyết khi sinh...
Bổ sung folate từ sớm cho một thai kỳ khỏe mạnh
Ống thần kinh ở thai nhi phát triển từ rất sớm trong những ngày dầu của quá trình thụ thai, và ở thời điểm này, phần lớn phụ nữ đều chưa nhận ra là mình đang mang thai. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị các bà mẹ tương lai cần bổ sung đủ lượng folate cần thiết cả trước và trong quá trình mang thai để phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh cho thai nhi cũng như giảm thiểu tình trạng thiếu máu ở người mẹ.
Cụ thể, phụ nữ đang có kế hoạch mang thai cần bổ sung 400 mcg folate mỗi ngày trong khoảng 24 tuần trước khi có thai. Nhu cầu folate khi mang thai sẽ tăng cao gấp 1.5 lần so với lúc bình thường, do đó thai phụ cần bổ sung 600 mcg folate/ ngày. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, phụ nữ mang thai được bổ sung đủ 600 mcg folate mỗi ngày trong giai đoạn đầu và trong suất quá trình mang thai  sẽ giảm đến 70% nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh.

ba-bau-thieu-folate-thai-nhi-de-bi-khiem-khuyet-ong-than-kinh-1
folate có nhiều trong các thực phẩm màu đỏ
Folate được tìm thấy trong các loại thịt có màu đỏ, gan động vật, lòng đỏ trứng, các loại đậu, các loại rau có màu xanh đậm (rau muống, rau bó xôi, súp lơ, bông cải xanh...). Tuy nhiên, folate lại có đặc tính dễ tan tỏng nước và khó bảo quản trong quá trình nấu nướng nên nếu chỉ bổ sung bằng chế độ ăn uống thông thường thì rất khó đảm bảo đủ lượng folate bằng việc phối hợp giữa thức ăn tự nhiên và sử dụng thêm các loại sữa giàu folate dành cho phụ nữ mang thai.

TT
Design by Hao Tran -