Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh phụ nữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh phụ nữ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Dấu hiệu nhận biết viêm lộ tuyến tử cung - Lộ tuyến tử cung không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ngứa ngáy, ẩm ướt khó chịu, mùi hôi gây mất tự tin, ảnh hưởng đến đời sống tình dục, sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Lộ tuyến là gì?
Tuyến cổ tử cung có nhiệm vụ tiết dịch, lượng dịch tùy thuộc vào nồng độ oestrogen. Trước khi trứng rụng, nồng độ oestrogen đạt cực điểm thì lượng dịch cũng ở mức cao nhất, tạo điều kiện cho XXX được thuận lợi và giúp tinh binh di chuyển dễ dàng. Những ngày sau đó, dịch ít và đặc dần tạo hành lớp bảo vệ vững chắc, không cho các chú vi khuẩn, virút chui vào tử cung gây chuyện.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Những sai lầm dẫn tới bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ - Do thiếu hiểu biết về các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ mà nhiều người đã vô tình “tiếp sức” cho các loại vi khuẩn có hại trong môi trường âm đạo phát triển và gây bệnh.

1. Sử dụng khăn lạnh vệ sinh vùng kín

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Dưới đây là những bệnh thường gặp và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ.

Viêm tắc tia sữa là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường phát sinh vào thời kỳ cho con bú, đặc biệt ở bà mẹ sinh con đầu lòng. Triệu chứng điển hình là bầu vú sưng nóng, đau, toàn thân sốt, sợ rét, đau mình.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Những hiểu lầm về sức khỏe và bệnh thường gặp ở phụ nữ - Vì phải gánh vác thiên chức mang nặng đẻ đau mà phụ nữ có đời sống tình dục nhạy cảm hơn so với đàn ông và cũng vì thế mà họ dễ mắc những căn bệnh ở cơ quan sinh dục hơn nam giới. Dưới đây là những sai lầm mà nữ giới thường gặp phải liên quan tới vấn đề này.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Tỉ lệ béo bụng ở nữ giới cao hơn nam giới, đặc biệt béo bụng ở phụ nữ càng tăng dần theo tuổi, trong khi nam giới lại giảm đi sau tuổi 54

Những nguyên nhân nào gây viêm nhiễm vùng kín luôn là thắc mắc thường gặp của chị em. Những hiểu biết cơ bản sau sẽ giúp chị em giảm nguy cơ mắc bệnh một cách hiệu quả.

Những nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng kín
Những nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng kín

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Vùng kín phụ nữ là nơi rất nhạy cảm nên khi trị ngứa bạn cần phải cẩn thận để không gây nhiễm khuẩn hay khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là những lưu ý nhỏ chị em phụ nữ cần biết khi trị ngứa vùng kín.

1. Không gãi
Thông thường theo bản năng cứ ngứa là bạn sẽ gãi nhưng vì vùng kín phụ nữ rất nhạy cảm nên bạn tuyệt đối không được làm như vậy. Vùng kín là nơi thường xuyên ẩm ướt và bí hơi nên sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển. Nếu bạn gãi, bệnh không những không thuyên giảm mà còn có cơ hội phát triển và lan rộng hơn. Đặc biệt các vết gãi ngứa này sẽ còn trở nên nguy hiểm hơn nếu chúng phát triển thành các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Không được gãi vùng kín khi bị ngứa
2. Không sử dụng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên
Dùng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên sẽ khiến cho môi trường âm đạo càng trở nên bí, sinh nhiệt và ẩm ướt hơn, do đó bệnh tình sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.
Cách vệ sinh vùng kín phụ nữ tốt nhất là hãy vệ sinh sạch sẽ bằng nguồn nước sạch và hạn chế dùng băng vệ sinh hàng ngày. Còn trong những ngày “đèn đỏ” bạn chỉ nên sử dụng băng vệ sinh trong 4-6 tiếng.
3. Cẩn thận khi dùng dung dịch vệ sinh
Vùng kín phụ nữ
Cẩn thận khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ
Nhiều chị em phụ nữ có quan niệm rằng sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ sẽ giúp cho vùng kín luôn được sạch sẽ và phòng tránh được các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên quan niệm này không hoàn toàn đúng bởi trong thành phần của dung dịch vệ sinh thường có 1 số chất sát khuẩn có khả năng làm thay đổi môi trường PH trong âm đạo khiến cho vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển.
Chính vì vậy, trước khi lựa chọn một loại dung dịch vệ sinh phụ nữ nào bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và nếu có sự chỉ định của bác sĩ thì càng tốt. Và nếu không có bệnh gì thì tốt nhất chị em phụ nữ chỉ nên dùng nước sạch để vệ sinh vùng kín.
4. Giữ cho vùng kín luôn khô ráo
Vùng kín phụ nữ
Giữ cho vùng kín phụ nữ luôn khô ráo và thoáng mát
Để ngăn ngừa bệnh ngứa vùng kín hay các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các bạn gái nên mặc những loại quần thoáng mát, khô ráo để “vùng tam giác” của bạn không bị ẩm ướt. Ngoài ra, bạn cũng không nên mặc quần chật, bó và phải thay quần lót, tắm rửa thường xuyên.
5. Đi khám bác sĩ
Khi bị ngứa vùng kín, bạn không nên tự mua thuốc về rửa, thụt hay bơm bởi vùng kín phụ nữ rất nhạy cảm, có thể gây ra kích ứng mạnh. Chính vì vậy hãy đi khám bác sĩ ngay khi bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở “vùng tam giác” nhé.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Ngày nay việc sử dụng kính áp tròng như một mốt thời trang đang được các bạn trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, việc đeo kính áp tròng lại kéo theo rất nhiều tai hại có thể bạn chưa biết.


1. Suy giảm thị lực
Nhiều người thấy việc đeo kính áp trọng thuận tiện hơn kính có gọng, nên họ đeo chúng cả ngày khi làm việc, đọc báo, xem ti vi, hay đi chơi với bạn bè. Nhưng việc đeo kính áp tròng cả ngày sẽ khiến cường độ mắt làm việc nhiều hơn.
Hơn nữa, đeo kính áp tròng lâu có thể gây vi sang chấn, tức là những chấn thương nhỏ, không thể phát hiện khi nhìn bằng mắt thường. Những vết xước này nếu không được điều trị ngay có thể trở thành sẹo làm suy giảm thị lực, viêm loét giác mạc, thậm chí dẫn đến mù lòa.
2. Nhiễm trùng mắt
Việc dùng kính áp tròng không thể đảm bảo vệ sinh 100% như kính gọng. Bởi bề mặt kính áp tròng có chứa rất nhiều vi khuẩn, do kính đeo gần mắt, nên các vi khuẩn càng dễ dàng xâm nhập vào mắt, gây nên các bệnh khô mắt, đau mắt.
Ngoài ra, việc ngâm rửa kính thường xuyên trong dung dịch rửa kính tưởng là sạch trùng, nhưng thực ra lại gieo dắt thêm mầm bệnh. Các nhà khoa học Áo đã tìm thấy trong dung dịch nước rửa kính vẫn tồn tại một loại ký sinh trùng tên là acanthamoeba. Loại ký sinh trùng này có thể tồn tại rất lâu, cho dù bạn có ngâm kính trong dung dịch đến nửa ngày. Loại ký sinh trùng này khi tiếp xúc với mắt có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng mắt nguy hiểm.
3. Mắt thiếu oxy
Ngoài những tác hại kể trên, đeo kính áp tròng thường xuyên còn có thể khiến mắt bị thiếu oxy.
Theo các nghiên cứu khoa học, 85% lượng oxy cung cấp cho mắt được cung cấp thông qua quá trình trao đổi ở giác mạc. Nhưng khi đeo kính áp tròng, quá trình trao đổi oxy bị hạn chế, dẫn đến tình trạng khô mắt do thiếu oxy. Nếu mắt bị thiếu oxy nghiêm trọng, có thể dẫn tới loét giác mạc và có tỉ lệ mù lòa cao.
4. Cảm cúm
Nếu mới nghe qua, bệnh cảm cúm và các bệnh về mắt hoàn toàn không có liên quan, nhưng theo các nhà khoa học Trung Quốc mắt và mũi được nối liền với nhau bằng tuyến lệ, vì thế các vi khuẩn cảm cúm có thể dễ dàng di chuyển từ mũi lên mắt, tạo ra hiện tượng nhiễm trùng mắt.
Khi bị cảm cúm, sức đề kháng của cơ thể cũng bị giảm sút, vì thế những vật thể lạ trên kính áp tròng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Ngoài ra, khi bị cảm cúm, các mạch máu trên mắt sẽ nổi lên, trông giống như đau mắt đỏ. Lúc đó, nếu bạn đeo kính áp tròng, thành mạch máu sẽ dễ chạm vào bề mặt kính, tạo cảm giác đau rát, nổi cộm ở mắt.
Với rất nhiều tác hại như trên, các nhà khoa học và các bác sĩ khuyên bạn không nên sử dụng kính áp tròng để thay thế kính gọng. Nếu dùng kính áp tròng, phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Hải Yến

Trí não chúng ta có thể kém minh mẫn hơn bởi quá trình lão hóa tự nhiên và một số tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống. May mắn thay, có một số phương cách khá đơn giản để bộ nhớ được khôi phục và phát huy công suất tối đa.
Tăng nhịp tim: Vì sao có lúc bạn không thể nhớ đã ăn gì 9 phút trước? Là do sự lão hóa của các tế bào não và sự tiêu hao các chất dẫn truyền thần kinh. Tuy vậy, nhịp tim tăng lên có thể đảo ngược quá trình này khi tăng lưu lượng máu đến não để cải thiện trí nhớ và chức năng tổng thể của não. Qua nghiên cứu, có bệnh nhân cải thiện 10 đến 15% bộ nhớ và sự chú ý sau khi tập thể dục.


Tránh đau lưng: Đeo túi xách nặng hàng ngày chỉ là một trong những nguyên nhân bất ngờ gây đau lưng và kéo theo ảnh hưởng xấu đến não. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Northwestern Hoa Kỳ cho thấy, những người đau lưng kinh niên bị mất đến 1,5cm3 chất xám (tương đương với 1 thìa cà phê) mỗi năm. Đó là vì các khu vực của não bộ đối phó với cơn đau trở nên cạn kiệt và rối loạn chức năng. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những bệnh nhân đau lưng mãn tính thường ra quyết định chậm hơn. Cách tốt nhất để tránh đau lưng là bài tập củng cố cơ bắp ở phần thắt lưng và bụng để hỗ trợ cột sống.
Vòng eo hợp lý: Một nghiên cứu gần đây của Thụy Điển cho biết, phụ nữ có chỉ số khối cơ thể BMI là 27 (25-30 được coi là thừa cân) có nhiều khả năng bị mất mô não ở thùy thái dương – trung tâm chính cho các chức năng nhớ của bộ não và cũng là một trong những khu vực đầu tiên bị ảnh hưởng của bệnh Alzheimer. Mỡ tích trữ thêm có thể sinh ra hóa chất độc hại cho não, Tiến sỹ Deborah Gustafson tại Viện Khoa học thần kinh lâm sàng ở Thụy Điển, người dẫn đầu nghiên cứu nói. Hóa chất này, được gọi là gốc tự do, xâm nhập vào các tế bào não, phá vỡ hoạt động của chúng. Bên cạnh đó, quá trình lão hóa tự nhiên làm cho bộ nhớ kém đi nhưng chất béo dư thừa có thể đẩy nhanh quá trình này. Vì thế, giữ một thân hình cân đối cũng có thể giảm bớt nguy cơ nói trên.
Mỗi ngày một quả táo: Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cornell ở Ithaca, New York chỉ ra rằng, tế bào não của động vật khi điều trị bằng các chất chống oxy hóa quercetin có thể chống lại những gốc tự do gây tổn thương tế bào não. Trong khi đó, quercetin có hàm lượng khá cao trong quả táo. Bởi vậy, ăn táo tươi mỗi ngày có thể giúp chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh, thậm chí cả bệnh mạn tính như Alzheimer. Những thực phẩm khác chứa nhiều quercetin như hành tây, mận hay các loại quả mọng.
Học ngoại ngữ: Học ngôn ngữ mới có thể tạo ra sự khác biệt của tế bào não. Một nghiên cứu gần đây của Đại học College London phát hiện ra rằng, người có hai ngôn ngữ có nhiều chất xám hơn người chỉ dùng đơn ngữ. Ngay cả những người làm quen với ngôn ngữ thứ hai ở tuổi 35 cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể mật độ chất xám. Cách học ngoại ngữ tốt nhất là đặt mình vào tình huống mà mọi người thực sự sử dụng ngôn ngữ đó, có thể học trực tuyến hoặc tìm hiểu qua báo chí nước ngoài có hình minh họa.
Mua sắm: Trong một nghiên cứu với gần 1.000 người tham gia, một phát hiện đáng chú ý là phụ nữ 75 tuổi có xu hướng duy trì chức năng não tốt hơn so với những người đàn ông cùng tuổi, câu trả lời là mua sắm. Đó là bởi vì mua sắm đòi hỏi hoạt động thể chất và tinh thần hơn là ngồi suốt ngày hay xem tivi, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Trí não tại Đại học Johns Hopkins – Hoa Kỳ cho biết. Quyết định mua gì, cho ai và chi tiêu thế nào là cách để giữ cho não bộ hoạt động tích cực hơn.

Tạo hóa đã ban tặng cho nữ giới cặp nhũ hết sức là thiêng liêng và kỳ diệu, vừa tạo nét duyên dáng, xinh đẹp, vừa có một thiên chức làm mẹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số bệnh lý ở tuyến vú cũng để lại nhiều nỗi lo, thậm chí là nỗi ám ảnh cho nhiều nữ giới hiện nay. Để yên tâm với niềm kiêu hãnh từ đôi nhũ của mình, chị em phụ nữ nên biết các phương pháp giúp phát hiện sớm những bất thường nhằm kịp thời điều trị.

Phương pháp tự khám vú
Tự khám vú là phương pháp đơn giản nhất, mà mọi nữ giới đều phải biết để tự kiểm tra cho mình. Bắt đầu khi bước vào tuổi 20, nên khám ngực mình từ ngày thứ 8 của chu kỳ kinh hay sau khi sạch kinh với nhịp độ mỗi tháng một lần. Khi tự khám đều đặn sẽ biết tình trạng mỗi bên vú nên rất dễ phân biệt được đâu là bình thường đâu là bất thường. Với các bước đơn giản và dễ thực hiện bằng cách đứng trước gương, tìm những thay đổi ở vú: ở trần, hai cánh tay buông xuôi hai bên hông, quan sát hai vú rồi đổi tư thế: hai tay giơ lên khỏi đầu và cuối cùng hai tay chống vào hông. Trong mỗi tư thế xoay qua, xoay lại chậm và quan sát cả hai vú để xem có gì thay đổi về kích thước, hình thể của hai vú, quan sát thay đổi mặt da vú, xem núm vú có bị kéo lệch hay tụt vào không và ấn nhẹ núm vú xem có máu hay chất dịch tiết ra ở đầu núm vú không. Tìm các thay đổi ở tư thế nằm: nằm ngửa, kê gối hoặc khăn xếp lại dưới vai bên phải, bàn tay phải đặt dưới đầu, dùng tay trái khám ngực phải, bằng cách chụm các ngón tay lại dùng phần thẳng ngón tay day tròn tìm khối u hoặc mảng dầy. Bắt đầu sờ phần hõm nách tìm hạch và khối u, sau đó sờ từ bờ ngoài của vú, sờ vòng quanh vú theo những đường vòng tròn nhỏ dần, cuối cùng là vùng sau núm vú nhằm tìm một cục u. Khi khám vú trái thì đổi ngược tư thế lại.
Chụp nhũ ảnh.
Phương pháp kiểm tra vú bằng siêu âm
Siêu âm tuyến vú nói riêng và siêu âm tổng quát nói chung là phương tiện hiện tại đang sử dụng phổ biến và rộng rãi ở nước ta. Đây là kỹ thuật dùng sóng âm thanh có tần số cao đưa vào trong cơ thể rồi ghi nhận và phân tích sóng dội ngược về để tạo nên hình ảnh ở màn hình máy siêu âm. Siêu âm là một phương tiện khám tuyến vú an toàn, nhanh chóng, đơn giản, là thủ thuật không xâm lấn vào tuyến vú, không đau, rẻ tiền, không gây độc hại cho nên có thể thực hiện cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi từ người cao tuổi đến em bé mới chào đời. Siêu âm tuyến vú có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào của chu kỳ kinh nguyệt, kể cả lúc có thai hay đang cho con bú. Siêu âm tuyến vú giúp đánh giá được tình trạng bình thường hay phát hiện được nhiều bệnh lý của vú như: xơ nang tuyến vú, các khối u vú lành hay ác, viêm vú, abces vú… Tuy nhiên, siêu âm chỉ là cảm nhận có tính chất chủ quan của bác sĩ siêu âm, nên kết quả còn phụ thuộc vào chất lượng của máy và kinh nghiệm của bác sĩ.
Chẩn đoán tế bào học bệnh tuyến vú
Là phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, với tên khoa học Fine Needle Aspiration, viết tắt là FNA. Phương pháp này có các ưu điểm là đơn giản, tương đối chính xác, thực hiện nhanh, ít tốn kém, an toàn, kết quả sẽ có ngay trong lần khám bệnh đầu tiên, mang lại nhiều thuận tiện cho bệnh nhân và cả thầy thuốc. Phương pháp này thường được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp có khối u sờ được ở vú hoặc nhìn thấy qua siêu âm. Phương pháp giúp chẩn đoán phân biệt giữa u lành và u ác, để thầy thuốc và bệnh nhân có quyết định điều trị hợp lý nhất và kịp thời nhất. Về biến chứng thì hầu như không có biến chứng gì đặc biệt, có thể bị vết bầm nhỏ vùng đâm kim và mất đi sau vài ngày.
Phương pháp chụp Xquang tuyến vú
Chụp X-quang tuyến vú còn gọi là nhũ ảnh, là phương pháp dùng tia X với tần số thấp để chụp, nhưng lại có tác hại nhất định, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Đây là phương pháp tốt để giúp phát hiện ung thư vú ở giai đoạn rất sớm. Phương pháp này thường được chỉ định thích hợp với người có cặp nhũ to, nhiều mỡ, nên được ưa chuộng ở nữ giới các nước phương Tây. Khi chụp đúng kỹ thuật là ép dẹp ở mỗi vú, gây đau nên đa số nữ giới không thích cho lắm với phương pháp này. Để có thể hạn chế tình trạng đau, các thầy thuốc thường chỉ định chụp khi đã hành kinh sau 7 – 10 ngày. Ở thời điểm này, tuyến vú không căng như ở thời điểm sắp hành kinh, nên kỹ thuật ép trước khi chụp sẽ dễ dàng hơn, ít đau hơn, cho hình ảnh rõ nét và giúp chẩn đoán chính xác hơn. Vì là phương pháp sử dụng tia X nên với phụ nữ mang thai chỉ chụp khi có chỉ định thật cần thiết vì ảnh hưởng tia X lên thai nhi, và cũng tránh lạm dụng với tính chất thường xuyên.

Ngứa chỗ ấy gần nửa năm, chị Nhi vô cùng bức bối, thế nhưng, mọi cuộc thăm khám và xét nghiệm đều cho thấy chị không hề bị bệnh phụ khoa hay da liễu.


Mấy tháng trước, chị Nhi, 26 tuổi (Từ Liêm, Hà Nội) thấy rất ngứa ở vùng kín. Vốn giữ vệ sinh sạch sẽ nên chị nghĩ ngay là tại chồng có quan hệ lăng nhăng bên ngoài, về lây bệnh cho vợ. Thế nhưng, khi chị hỏi thì anh chồng chối bay, còn nổi giận đùng đùng vì vợ ghen bóng gió, nghi oan cho mình.
Về phần mình, chị Nhi đi khám ở nhiều nơi, từ da liễu đến phụ khoa, dùng cả thuốc đặt lẫn thuốc bôi nhưng chẳng đỡ. Suốt mấy tháng liền chị chịu đựng cảm giác ngứa ngáy khó chịu đó mà không biết làm thế nào.
Gần đây, chị Nhi lại đến khám tại một cơ sở y tế tư nhân và được chỉ dẫn làm hết các xét nghiệm để loại trừ nguyên nhân do nấm, khuẩn hay nhiễm Cladimia. Kết quả cho thấy, chị không bị bất kỳ bệnh phụ khoa nào. Tuy nhiên, bác sĩ phát hiện ở các lỗ chân lông tại vùng kín lấm tấm các chấm trắng như dạng viêm nang lông và đó chắc chắn không phải là biểu hiện của bệnh sùi mào gà. Thấy bệnh nhân quá khó chịu, bác sĩ đã thử đốt điện các chấm này. Và kết quả ngoài mong đợi, sau đó một thời gian, chị Nhi đã khỏi hẳn ngứa.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động (Thái Hà, Hà Nội) cho biết, chị Nhi là một trong những bệnh nhân bị mắc một bệnh khá hiếm là Fox – Fordyce (tắc nghẽn các tuyến bã) ở vùng kín.
Do tuyến bã hoạt động quá phát, các bệnh nhân này thường có cảm giác ngứa dữ dội nhưng khi thăm khám, các bác sĩ thường không thể tìm ra nguyên nhân. Kết quả các xét nghiệm cũng cho thấy vùng kín của bệnh nhân không hề nhiễm virus, vi khuẩn hay nấm. Bởi vậy, các bác sĩ thường không thể điều trị bệnh, đôi khi để giảm triệu chứng này, họ cho bệnh nhân thuốc bôi ngoài da hay đặt trong âm đạo nhưng đều không hiệu quả.
Theo bác sĩ Dung, bởi vậy, các chị em bị bệnh này thường phải chịu đựng cảm giác ngứa kéo dài. Và nhiều khi, vì không chịu được, nhiều người đã gãi đến xây xát vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và mắc bệnh phụ khoa thật.
Bệnh nhân mà bác sĩ nhớ nhất là một phụ nữ đã gần 60 tuổi tên Mùi.
Theo lời bà Mùi kể, bà đã bị ngứa hơn hai chục năm nay, đi khám nhiều nơi, chữa nhiều thuốc nhưng cũng không khỏi. Bà lúc nào cũng có cảm giác khó chịu nên gãi mạnh đến nỗi vùng kín xây xước, nổi sẩn. Mới đây, khi đến phòng khám phụ khoa, thấy những nốt to này, bác sĩ nghi bị ung thư âm hộ nên đã tiến hành cắt các cục u và mang đi xét nghiệm. Thế nhưng, kết quả cho thấy đó không phải là khối u.
Lúc này, bác sĩ cũng sử dụng phương pháp đốt điện tại các nốt sẩn, ngứa và bà Mùi đã hết cảm giác khó chịu.
Theo bác sĩ Dung, tắc nghẽn tuyến bã không chỉ gặp ở vùng kín mà còn có thể xuất hiện xung quanh khu nách, vú – các vùng mà tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất. Bệnh nhân mắc bệnh này không nhiều nên ở nước ta các bác sĩ cũng chưa để ý và nghiên cứu tới. Tuy nhiên, tại châu Âu, bệnh đã được nhắc tới từ lâu.
Theo bà, tại các nước đó, để điều trị triệt để bệnh, người ta phải tìm ra tuyến bã gây tình trạng ngứa này rồi cắt đi. Nhưng đây là một phẫu thuật rất phức tạp. Đơn giản hơn, có thể dùng phương pháp phá hủy tổn thương tại chỗ như đốt điện hoặc đốt laser. Một số bệnh nhân được áp dụng cách này đã có kết quả tốt.
Theo bác sĩ, ngứa vùng kín có thể là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, vì vậy chị em khi có biểu hiện này nhất thiết phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ khám, xác định nguyên nhân và tư vấn cách điều trị phù hợp. Điều tối kỵ trong trường hợp này là tự ý bôi, đặt thuốc hay gãi mạnh. Bà cho biết, có nhiều người khi bị ngứa đã gãi đến mức vùng này xước xát, thậm chí rụng trụi lông. Theo bác sĩ, tốt nhất, chị em nên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, để vùng này luôn được khô, thoáng, hạn chế sử dụng băng vệ sinh hằng ngày, tránh mặc quần chật.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Tạo hóa đã ban tặng cho người phụ nữ cặp nhũ hoàn toàn khác biệt với nam giới về hình dạng và cấu trúc, để đảm nhận thiên chức làm mẹ cũng như về mặt thẩm mỹ. Bên cạnh đó, các bệnh lý thông thường như nhiễm trùng (NT) vú hay các vấn đề về núm vú không thể tránh khỏi.

Viêm vú trong thời gian tiết sữa
Đây là loại NT vú thường gặp nhất xảy ra khi phụ nữ đang cho con bú. Vú chứa đầy sữa là một môi trường vi khuẩn dễ phát triển. Đứa bé thường cắn và ngậm vú gây nứt nẻ dưới da và mở đường cho vi khuẩn xâm nhập, hay vệ sinh kém. Trong một số trường hợp tuyến vú bị tắc nghẽn, sữa đặc lại dẫn đến lưu thông tuyến sữa không tốt. Triệu chứng NT: vú sưng đỏ và rất đau khi chạm vào vú kèm theo sốt. Điều trị viêm vú ở thể này: chườm ấm lên vú, cố gắng nặn bỏ sữa và không cho bé bú bên vú NT. Kết hợp dùng thuốc kháng sinh như: cephalexin, hay cifixim và dùng thuốc giảm đau như paracetamol.
Trong một số trường hợp viêm vú có 10% biến chứng thành áp-xe vú, những trường hợp này cần rạch tháo ổ áp-xe và dẫn lưu, kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao.

Tự khám vú để phát hiện những bất thường
Viêm vú khi không tiết sữa
Đây là thể bệnh ít gặp, thường xảy ra trên nền bệnh lý như: người bệnh bị đái tháo đường, bị suy giảm miễn dịch, hay người bệnh bị cắt bỏ khối u sau đó điều trị bằng tia xạ. Bệnh biểu hiện viêm mô tế bào hay NT da. Nguyên do một vài hạch bạch huyết giúp chống lại NT đã bị cắt bỏ hay hệ miễm dịch bị suy giảm. Triệu chứng điển hình  trên da, sưng đỏ đau và kèm theo sốt cao, vi khuẩn gây bệnh thường do liên cầu khuẩn. Ngoài ra nhọt trên da ở vú cũng có thể xảy ra nguyên nhân do tụ cầu vàng. Điều trị viêm vú không do tiết sữa dùng kháng sinh liều cao dạng tiêm như: augmentin, unasyn và thuốc giảm đau, kết hợp điều trị bệnh lý căn nguyên như: bệnh đái tháo đường, thuốc điều trị suy giảm miễn dịch. Rạch áp-xe và dẫn lưu nếu cần.
Áp-xe dưới quầng vú mạn tính
Đây là loại NT ít gặp, nguyên nhân là do ống dẫn tuyến vú bị tắc nghẽn, vi khuẩn xâm nhập vào tuyến gây NT. Loại NT này thường gặp ở phụ nữ có núm vú bị tụt vào trong làm cho lỗ mở của tuyến bị chít hẹp lại, khi xảy ra NT hình thành nên các ổ áp-xe. Nếu phát hiện  sớm trước khi hình thành ổ áp-xe dùng thuốc kháng sinh liều cao. Các ổ áp-xe là vùng nóng, đỏ, đau ở viền quầng vú giống như một cái nhọt. Điều trị rạch tháo mủ và đặt lame cao su dẫn lưu, kết hợp dùng thuốc kháng sinh và giảm đau. Đây là loại NT hay tái phát, khoảng 40% do NT lan từ ống tuyến này sang ống tuyến khác, nên cần chăm sóc kỹ và điều trị triệt để, nếu tái phát thường xuyên có thể cắt bỏ ống tuyến.
Chất tiết ở núm vú
Bình thường hầu hết phụ nữ đếu có một ít chất tiết ra khi bóp núm vú và điều này hoàn toàn bình thường. Một số phụ nữ khi dùng một số loại thuốc như: viên thuốc tránh thai, thuốc hạ áp như aldomet, thuốc an thần như thorazin hay thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng như cimetidin có thể gây tiết sữa hay tiết dịch. Nguyên nhân là do tăng tiết prolactin kích thích tuyến vú tiết sữa hay tiết dịch. Các chất tiết này thường xảy ra cả hai bên núm vú. Dịch tiết sẽ hết khi ngưng dùng thuốc. Dịch tiết ở núm vú chỉ gây khó chịu về mặt thẩm mỹ, không có gì phải lo lắng. Một khi dịch tiết ở núm vú xảy ra một bên, dai dẳng, dịch tiết tự chảy ra mà không cần nặn bóp. Nếu dịch tiết này có màu trắng và dính giống như lòng trắng trứng hoặc có lẫn máu, nguyên nhân có thể do bệnh u nhú trong ống, đây là một u nhỏ hay nhiều u nhỏ giống hạt cơm, ở trên thành của ống, u nhú này bị loét và chảy máu khiến dịch tiết có lẫn máu, là tình trạng lành tính nên cắt bỏ. Bệnh ung thư, những người bệnh ung thư hiếm có dịch tiết ở núm vú, khoảng 4% tất cả các trường hợp tiết dịch tự nhiên có lẫn máu ở một bên núm vú. Trường hợp ung thu vú cần điều trị theo chuyên khoa ung bướu với phẫu thuật cắt bỏ vú kết hợp xạ trị.
Ngoài ra, một dạng dịch tiết giống sữa một cách tự nhiên ở cả hai vú, một khi loại bỏ không phải giai đoạn cho bé bú gọi là đa tiết sữa. Nguyên nhân là do tăng quá mức prolactin. Có thể dùng bromocriptin để ức chế prolactin.
Ngứa núm vú
Đây là vấn đề thường gặp sau tiết dịch. Ngứa núm vú thường gặp cả hai bên vú, có thể bị khô da trên núm vú giống như bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể, nguyên nhân có thể do dị ứng với áo nịt ngực hoặc chất giặt tẩy. Các cô gái ở tuổi dậy thì với vú phát triển thường bị ngứa núm vú do da bị kéo căng. Trường hợp ngứa khó chịu, ta có thể dùng kem chống dị ứng như phénergan thoa lên núm vú hay uống thuốc chống dị ứng như chlopheramin, telfast.

Đã có bao giờ bạn lâm vào tình trạng mệt mỏi triền miên, “ăn không ngon, ngủ không yên”? Những cơn nhức đầu có thể làm bạn không muốn ăn, buồn phiền làm cho “nuốt không trôi”, lại thêm bụng cứ lình xình không đói, ăn uống không ngon miệng và thậm chí còn buồn nôn khi thấy thức ăn… Thực ra khi bị stress, bạn chẳng thiết gì đến việc ăn uống, ngủ nghê và cũng không để tâm lo lắng cho điều đó.


Stress tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, làm cho hoạt động của hệ tiêu hoá bị kém đi: dạ dày, ruột giảm co bóp, men tiêu hoá tiết ra ít, quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn bị giảm sút. Thức ăn không tiêu sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu như buồn nôn hoặc nôn thật sự, đầy bụng, chướng hơi, ăn không ngon và không muốn ăn… Hậu quả là giảm cân và có thể suy dinh dưỡng nếu kéo dài tình trạng này.
Ngoài những biện pháp giảm stress như bỏ bớt công việc, nghỉ ngơi, thư giãn…, bạn nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng. Lúc này bạn cần lựa chọn những thực phẩm đã từng ưa thích, những món nấu chín, mềm, lỏng dễ tiêu hoá như ly sữa, bánh ngọt… Bạn có thể ăn nhiều bữa mỗi ngày, mỗi bữa một ít để “nhẹ gánh” bớt cho hệ tiêu hoá. Thậm chí nếu bạn thấy ngán ăn món này, có thể thay đổi món khác ngay trong cùng một bữa ăn. Thay đổi các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, tôm, trứng, đậu hũ,… để cung cấp các acid amin cần thiết cho não. Các loại rau xanh, trái cây cũng rất cần thiết để làm “tươi tắn” cơ thể.
Và sau khi “cơn bão stress” đã tạm qua đi, bạn vẫn nên tiếp tục chú ý đến thực đơn của mình. Lúc này bạn cần tăng cân, vì vậy hãy chọn những món giàu năng lượng như món chiên, xào, xôi, bánh chưng nếu thích nếp, các món phụ như kem, chè, bánh ngọt,…
Cũng có người khi bị stress thì ăn nhiều hơn. Sau khi giảm stress sẽ phải đối phó với tình trạng thừa cân. Tiến trình giảm cân cần thực hiện với việc tăng cường những thức ăn năng lượng thấp (canh rau, khoai củ luộc, trái cây ít ngọt) và hạn chế thức ăn năng lượng cao (cơm, chè, kem, bánh ngọt, chocolate, món quay, chiên, xào), tập thể dục trên 60 phút mỗi ngày.

Viêm loét ruột kết là dạng bệnh viêm đường tiêu hóa xảy ra ở ruột già và trực tràng. Không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Song dấu hiệu của bệnh thì khá đặc trưng, gồm:


Danh sách triệu chứng do Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ đưa ra, đăng trên HealthDay News:
- Đau bụng, thường ngớt sau khi đi đại tiện.
- Có tiếng ùng ục bất thường ở trong bụng
- Đi ỉa chảy và sốt
- Giảm cân
- Thường xuyên cảm thấy muốn đi đại tiện
- Ói mửa và buồn nôn
- Đau các khớp
- Chảy máu dạ dày, ruột

Nhiều bạn gái khi thấy cửa mình ẩm ướt, không hiểu nguyên nhân tại sao và được người lớn cho biết đó là “khí hư”. Một số trường hợp do không được giải thích cặn kẽ nên bạn gái lo sợ và nghĩ mình đã bị mắc bệnh. Vậy thực chất “khí hư” là gì? có phải khí hư là biểu hiện của tình trạng bệnh lý hay không?

Khí hư là gì?
Cũng giống như khái niệm “ruột thừa”, gọi là ruột thừa nhưng không phải là một bộ phận thừa, không có vai trò gì trong hoạt động sống và phát triển của cơ thể. Gọi là “khí hư” nhưng thực chất đó không phải là một chất khí bị hư.
Nên khám phụ khoa nếu phát hiện khí hư bất thường.
Đây là cách gọi dân gian để chỉ chất dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục của bạn nữ xuất hiện khi đến tuổi dậy thì, còn trong khoa học gọi là huyết trắng hay dịch tiết âm đạo. Khí hư là một dấu hiệu thể hiện sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ và có liên quan đến bệnh lý đường sinh dục
Khí hư sinh lý (dịch tiết âm đạo)
Khí hư bình thường có màu trắng trong có thể hơi ngả vàng. Số lượng và tính chất của khí hư thay đổi tùy theo từng giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt. Ở giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, khí hư thường ít và không dai. Ở thời điểm rụng trứng, khí hư thường nhiều, loãng và dai. Vào giai đoạn này, để một ít khí hư vào hai ngón tay có thể kéo dài ra được.
Tác dụng: ngoài việc giữ ẩm cho âm đạo, khí hư còn có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng, hoặc cản trở việc thâm nhập đó khi không có trứng đợi tinh trùng.
Khí hư được hình thành do tác dụng của nội tiết tố sinh sản nữ estrogen.
Ở các bé gái, bộ máy sinh dục chưa phát triển đầy đủ, nhìn chung trong âm đạo không có nội tiết nên không có khí hư.
Bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng dần dần phát triển và tiết ra chất kích thích khiến bộ máy sinh dục sản sinh ra các chất nội tiết, vì thế mới có khí hư.
Đến tuổi trưởng thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện, hàng tháng đều tiết ra estrogen và progesteron, vì thế lượng khí hư xuất hiện và thay đổi theo chu kỳ, tùy thuộc hàm lượng của estrogen nhiều hay ít.
Sau khi hết đợt hành kinh, bạn có thể thấy khô ở cửa mình, không có dịch tiết.
Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa chu kỳ kinh nguyệt, (đặc biệt là trước thời điểm rụng trứng 12-24 giờ), lượng estrogen tăng lên, dịch tiết ra càng nhiều, vì thế làm cho chị em cảm thấy ẩm ướt, khó chịu ở cửa mình.
Trong khoảng thời gian này, khi thấy dịch tiết ra nhiều, nhiều bạn gái lại tỏ ra lo lắng, lầm tưởng mình bị bệnh.
Sau rụng trứng, lượng estrogen giảm, lượng progesteron tăng lên, ức chế việc tiết ra chất nhầy ở cổ tử cung làm dịch tiết mất đi độ ướt, trở nên đặc dính.
Ở một số bạn, nó biến mất hẳn, một số lại có dịch đặc cho đến tận kỳ kinh sau, một số bạn khác khi sắp hành kinh lại có dịch loãng…. Đó là những thay đổi thông thường của dịch tiết âm đạo.
Khí hư bệnh lý và việc viêm nhiễm
Bên cạnh khí hư sinh lý, trong nhiều trường hợp khí hư là biểu hiện của các bệnh lý đường sinh dục. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu và khám chữa bệnh, các bác sĩ đã phân ra 3 loại khí hư bệnh lý sau:
Khí hư trong: dịch trong, trắng, nhầy dính, có khi loãng như nước, không hôi.
Nguyên nhân: u xơ tử cung, polype cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường estrogen.
Khí hư vàng: dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa. Nguyên nhân thường do rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật.
Khí hư đục: dịch đặc, hôi và nhiều, thường có màu vàng và xanh, có bọt hay không phụ thuộc tác nhân gây bệnh. Nguyên nhân do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng. Tất cả các dạng trên của khí hư đều là biểu hiện của bệnh lý đường sinh dục, cần phát hiện và điều trị kịp thời, nếu để lâu sẽ dẫn tới những viêm nhiễm nặng hơn và có thể gây vô sinh ở các bạn nữ.
Tóm lại, khí hư giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khỏe của người phụ nữ.
Khí hư không chỉ giữ cho âm đạo luôn có một độ ẩm nhất định mà còn có tác dụng chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể.
Tuy nhiên, môi trường ẩm ướt mà khí hư tạo ra lại là một điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Chính vì vậy, các bạn nữ cần giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục của mình hằng ngày.
Bạn nên chọn loại quần lót thấm ẩm, thoáng mát, cảm thấy dễ chịu. Nên thay quần lót tối thiểu mỗi ngày 1 lần, (những ngày gần rụng trứng, khí hư ra nhiều hơn, bạn có thể thay nhiều hơn hoặc có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để thấm ẩm).
Mỗi lần thay, bạn lại rửa sạch bằng nước sạch hoặc có pha một chút muối trắng rồi lau khô. Bạn cũng cần chú ý để phân biệt đâu là khí hư sinh lý và đâu là khí hư bệnh lý.
Việc viêm nhiễm đường sinh dục, chất dịch sẽ có biểu hiện bất thường, như màu vàng sậm, màu xanh, mùi hôi tanh khó ngửi, tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo ngứa ngáy cơ quan sinh dục. Khi đó bạn cần đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Teo âm đạo là một hiện tượng bình thường của các chị em khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Khi ấy, cơ thể người phụ nữ sẽ bị suy giảm sản xuất estrogen, các mô trong âm đạo trở nên khô, mỏng và teo tóp lại gây đau nhức và làm cho quá trình giao hợp trở nên khó khăn. Bệnh không những gây ra sự suy giảm tình dục mà còn có thể lây lan sang đường tiết niệu, dẫn đến việc khó đi tiểu, nước tiểu có máu và các vấn đề nghiêm trọng khác.

Âm đạo teo hay còn gọi là chứng viêm âm đạo teo ám chỉ một sự thay đổi bất thường của âm đạo xuất hiện khi có sự trượt giảm đột ngột với số lượng không nhỏ các hoóc môn giới tính nữ estrogen. Điều này đồng nghĩa với việc giảm các mức độ estrogen (do hai buồng trứng sản sinh ra nhằm góp phần duy trì sự bôi trơn và khỏe mạnh của các mô âm đạo) chính là “thủ phạm” gây nên chứng teo âm đạo.
Y học giải thích rằng khi các mức độ estrogen thấp hơn ngưỡng cho phép, mô âm đạo sẽ trở nên mỏng đi, khô hơn và co lại làm cho âm đạo teo dần. Lúc này cũng là thời điểm âm đạo dễ bị viêm nhiễm nhất.

 Giảm estrogen do hai buồng trứng sản sinh ra chính là “thủ phạm” gây teo âm đạo.
Nguyên nhân gây teo âm đạo
Các triệu chứng teo âm đạo có thể gặp ở nhiều phụ nữ mãn kinh (khoảng 10 – 40%) phần lớn cần được điều trị nhưng chỉ khoảng 1/4 trong số này thực sự tìm đến bác sĩ để chữa trị.
Rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh, ví dụ như cơn bốc hỏa xảy ra khi buồng trứng không còn tiết hormon estrogen có thể giảm dần theo thời gian dù có điều trị bằng estrogen hay không, nhưng các triệu chứng teo âm đạo lại thường tiến triển và khó có thể tự khỏi. Nếu không điều trị, người bệnh có thể phải chịu đựng sự khó chịu nhiều năm và giảm chất lượng sống.
Tình trạng teo âm đạo này cũng có thể xảy ra khi một phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ và nồng độ estrogen có thể thấp hơn bình thường; uống một số loại thuốc hay phải điều trị bằng bức xạ và hóa trị, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng vì bất cứ lý do gì, rối loạn miễn dịch nhất định và không rõ lý do nhất định cũng có thể gây ra sự suy giảm estrogen và kết quả là teo âm đạo
Triệu chứng không rõ ràng
Trước khi bước sang thời kỳ mãn kinh khoảng 5 – 10 năm, phụ nữ thường không phát hiện ra bất kỳ triệu chứng nào của hiện tượng âm đạo teo. Nếu có thì nhìn chung, triệu chứng của nó cũng không mấy rõ ràng, có khi dễ bị nhầm lẫn với một số chứng nhiễm trùng khác, cụ thể là:
Đau nhức và ngứa âm đạo là các triệu chứng chính của tình trạng teo âm đạo. Ngoài ra, chị em còn có thể có cảm giác đau nhức và nóng rát, nhất là mỗi lần có quan hệ tình dục. Thậm chí, đôi khi các triệu chứng này có thể quá kích thích khiến chị em còn không thể tiếp tục quan hệ vợ chồng.
Trong trường hợp vùng sinh dục bị viêm nhiễm, có thể có chất dịch màu trắng kèm theo mùi hôi thối. Tình trạng này cũng được coi là nguyên nhân chính gây ra chảy máu sau khi giao hợp và chảy máu sau mãn kinh.
Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu khi bị kết luận teo âm đạo mà chị em thấy mình có một vài triệu chứng bất ổn ở đường tiết niệu, vì các triệu chứng tiết niệu thường đi kèm với triệu chứng teo âm đạo, ví dụ như cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên hơn, đi tiểu ra máu. Tình trạng này cần được kiểm soát và khám theo định kỳ để tránh nhiễm trùng đường tiểu có thể xảy ra.
 Nên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm bệnh đường sinh dục. Ảnh: TL
Biện pháp điều trị teo âm đạo
Trong một số trường hợp, người phụ nữ có thể sử dụng chất bôi trơn và chất dưỡng ẩm để giữ cho các mô của âm đạo ẩm và linh hoạt hơn, từ đó giúp chuyện ấy thoải mái hơn.
Nếu những biện pháp này vẫn không đủ để cứu cánh thì liệu pháp dùng estrogen có thể được thay thế. Việc thay đổi hoóc-môn có thể ngăn chặn nhiều những thay đổi liên quan đến chứng teo âm đạo và giúp đảo ngược một số thiệt hại do teo âm đạo gây nên tại một số thời điểm thích hợp.
Bên cạnh đó, các chị em không nên xấu hổ để thảo luận tất cả các vấn đề như khô âm đạo với các bác sĩ phụ khoa. Bởi vì khô âm đạo cũng có thể là một triệu chứng của một bệnh nào đó tiềm ẩn nên được giải quyết.
Thường thì một bác sĩ phụ khoa có thể điều trị cho tình trạng này của bạn. Đôi khi bạn có thể phải đến gặp một bác sĩ nội tiết chuyên về các vấn đề y tế liên quan đến các kích thích tố để điều trị.
Bác sĩ nội tiết có thể khuyên bạn nên thử nghiệm sử dụng nội tiết tố để xác định hàm lượng hoóc-môn của cơ thể. Đây là biện pháp để tìm ra một liều lượng estrogen thích hợp giúp giải quyết chứng teo âm đạo và hạn chế các tác dụng phụ của chúng.
Phòng teo âm đạo như thế nào?
Cần phát hiện các triệu chứng sớm để có thể ngăn chặn teo âm đạo. Thông thường, để khắc phục tình trạng này, chị em có thể quan tâm đến việc bổ sung estrogen cho âm đạo cũng như dùng chất bôi trơn âm đạo có nguồn gốc từ nước cho mỗi lần có quan hệ tình dục.
Có quan hệ tình dục thường xuyên cũng góp phần làm giảm các triệu chứng teo âm đạo vì quá trình giao hợp có thể củng cố, cải thiện việc lưu thông, tuần hoàn máu nơi âm đạo, giúp duy trì các mô âm đạo – một trong những điều kiện quan trọng khiến âm đạo không bị teo. Nhiều loại kem và sữa dưỡng tại chỗ có thể giúp cải thiện tình hình và có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng teo âm đạo trước khi chúng trở nên tồi tệ hơn.

Phương pháp sử dụng thuốc đặt phụ khoa hiện đang được khá nhiều chị em phụ nữ lựa chọn cho nhu cầu chữa trị các bệnh viêm nhiễm sinh dục như viêm âm đạo, nấm âm đạo, …. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng thuốc đúng cách để đem lại hiệu quả cao và phòng tránh các tác hại có thể xảy ra.

Để sử dụng thuốc đặt phụ khoa mang lại hiệu quả cao trong chữa bệnh viêm nhiễm sinh dục, chị em phụ nữ cần lưu ý các điểm sau:
1. Liều lượng sử dụng
- Dùng đủ liều lượng và đều đặn trong khoảng 7-10 ngày. Tuyệt đối không nên kéo dài thời gian sử dụng đến quá 14 ngày vì có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc. Nếu bệnh tình không thuyên giảm trong 7-10 ngày thì bạn nên chuyển sang loại thuốc khác.

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa
- Khi bệnh nặng, dùng thuốc đặt phụ khoa không hiệu quả thì bạn nên kết hợp với việc uống thuốc hàng ngày.
- Các bệnh viêm nhiễm sinh dục như viêm âm đạo, nấm âm đạo,… có thể tái đi tái lại nhiều lần, vì vậy lần đầu tiên chữa trị bạn chỉ nên chọn loại thuốc rẻ tiền, có tác dụng vừa phải, chỉ cho đến khi hiệu quả không cao mới dùng tiếp các loại thuốc đặc hiệu khác có tác dụng mạnh và đắt tiền hơn.
2. Cách sử dụng thuốc đặt phụ khoa
- Đối với loại viên trứng, viên nhét có thể chất mềm thì bạn chỉ cần đặt thẳng vào âm đạo là được. Còn đối với viên nén có thể chất hơi cứng và có đặc tính khó tan thì bạn cần làm ẩm chúng trước bằng cách nhúng viên thuốc này vào nước khoảng 20-30 giây sau đó đặt vào âm đạo.
Thuốc đặt phụ khoa
Sử dụng thuốc đặt phụ khoa đúng cách giúp bạn điều trị bệnh viêm nhiễm hiệu quả
- Cách đặt: bạn hãy kẹp viên thuốc đặt phụ khoa vào giữa 2 ngón tay rồi đưa vào âm đạo và đẩy nhẹ thuốc vào bên trong. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo rằng tay đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi thực hiện thao tác này để tránh lây lan vi khuẩn từ tay vào âm đạo, từ đó khiến cho tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng hơn.
- Thời gian tốt nhất để bạn thực hiện thao tác trên là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Còn nếu bạn đặt vào thời gian khác thì sau khi đặt phải dành ra khoảng vài tiếng sau đó để nằm nghỉ.
3. Lưu ý khi sử dụng
Thuốc đặt phụ khoa
Tránh quan hệ tình dục khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa
- Bạn cần tránh quan hệ tình dục trong thời gian sử dụng thuốc đặt phụ khoa
- Cần tránh lạm dụng thuốc để chữa trị nhanh vì việc này không những không đem lại cho bạn hiệu quả điều trị cao mà còn dẫn tới kháng thuốc và làm mất cân bằng sinh thái hệ vi sinh, từ đó gây bội nhiễm các tác nhân gây bệnh.
- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc trong thời gian kinh nguyệt
- Để tránh tình trạng tái nhiễm, cần phải điều trị cho cả vợ và chồng
Design by Hao Tran -