Hiển thị các bài đăng có nhãn Thai kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thai kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Phương pháp phòng ngừa ran da khi mang thai hiệu quả - Tăng cân nhanh, thay đổi hóc môn, thay đổi sinh lý là những nguyên nhân gây ra tình trạng rạn da ở phụ nữ mang thai.

Thai kỳ là khoảng thời gian có những thay đổi sinh lý phức tạp ở các thai phụ. Nội tiết tố do thai hoặc nhau thai tiết ra làm cho cơ thể thai phụ có những thay đổi rõ rệt. Một số bà mẹ tăng cân quá nhanh, da không kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột. Điều này làm cho các sợi đàn hồi (collagen) trong da bị đứt hoặc hư tổn, dẫn đến rạn nứt da. Tình trạng này chiếm 90% ở phụ nữ mang thai. Các vết rạn thường xuất hiện ở đùi, bụng, hông, vú. Phụ nữ mang thai đến tháng thứ 4 có thể xuất hiện vết rạn, nhưng thông thường là vào tháng 6 - 7 của thời kỳ mang thai. Lúc này là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh. Da vùng bụng người mẹ bị căng giãn hết mức nên dễ bị rạn nứt.

Vết rạn được hình thành qua hai thời kỳ. Thời kỳ đầu, rạn da chỉ xuất hiện những vết lằn đỏ, đỏ tím, nhìn rất giống vết cào cấu. Chúng lan ra ngày càng nhiều, có hoặc không kèm theo ngứa. Thời kỳ thứ 2, da chuyển sang màu trắng có ánh như xà cừ. Lúc này da hình thành các đường rạch lõm, sọc vằn song song, có cấu trúc khác với da bình thường bên cạnh. Điều này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà chúng còn làm cho da mỏng, yếu và nhão hơn. Các bà mẹ sau khi sinh thường có hiện tượng da dư thừa. Tại các vùng da thừa, vết rạn trở thành những rãnh nhỏ loang lổ và nhanh chóng khiến cơ thể chúng ta lão hóa.
Những cách phòng ngừa rạn da
Không tăng cân “phi mã”
Việc tăng cân trong thời gian mang thai là cần thiết nhưng bạn nên nhớ không nên tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh làm tăng nguy cơ mắc chứng rạn da. Theo các chuyên gia khoa sản, phụ nữ mang thai chỉ nên tăng từ 12 đến 15 cân là vừa.
phong ngua ran da khi mang thai
Có chế độ ăn uống đủ chất
Thiếu hụt dinh dưỡng cũng là nguyên nhân làm gia tăng các vết rạn da ở thai phụ. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho da như cà rốt, các loại hạt, quả mọng… và các loại thực phẩm giàu protein như trứng, cá và sữa.
Đừng quên uống nước
Bà bầu cần bổ sung đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước và giảm nguy cơ bị rạn da khi mang bầu.
Đừng quên bôi kem chống rạn
Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để tìm được loại kem chống rạn an toàn và phù hợp với làn da của mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số phương pháp ngừa rạn da từ dân gian như massage với dầu dừa, sữa bò tươi… cũng có công dụng giảm rạn da hiệu quả.
TT

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Bà bầu thiếu folate ảnh hưởng tới thai nhi thế nào? - Số liệu khảo sát của Viện Dinh dưỡng quốc gia phối hợp với nhóm nghiên cứu của Giáo sư – Tiến sĩ Tim Green (Đại học Otago- New Zealand ) thực hiện tại Hà Nội và Hải Dương cho thấy, cứ 5 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có đến 3 người có nồng độ folate hồng cầu thấp dưới mức tối ưu (905 nmol/L).

Đây là thực sản rất đáng lo ngại vì thiếu hụt folate sẽ làm gia tăng nguy cơ khiến khuyết ống thần kinh cho thai nhi và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai phụ.
Folate: Dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ
Folate hay còn gọi là vitamin B9, là dưỡng chất cần thiết trong quá trình tạo và tăng trưởng tế bào mới. Trong giai đoạn đầu sau khi thụ thai, folate đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Do đó, nếu không cung cấp đủ folate trước và trong quá trình mang thai trẻ sinh ra rất dễ mắc phải khiếm khuyết ống thần kinh.
ba-bau-thieu-folate-thai-nhi-de-bi-khiem-khuyet-ong-than-kinh
Bà bầu nên bổ sung đủ lượng folate trong quá trình mang thai
Giáo sư – tiến sĩ Tim Green cho biết: “Khuyết tật ống thần kinh xảy ra khi các ống thần kinh đóng không hoàn thiện, dẫn đến não và tủy sống của trẻ phát triển không bình thường. Dạng dị tật phổ biến nhất là nứt đốt sống và vỏ sọ”. Ngoài ra, việc thiếu hụt folate trong suốt thai kỳ còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cho cả mẹ và bé, gia tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhỏ yếu, dễ bị băng huyết khi sinh...
Bổ sung folate từ sớm cho một thai kỳ khỏe mạnh
Ống thần kinh ở thai nhi phát triển từ rất sớm trong những ngày dầu của quá trình thụ thai, và ở thời điểm này, phần lớn phụ nữ đều chưa nhận ra là mình đang mang thai. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị các bà mẹ tương lai cần bổ sung đủ lượng folate cần thiết cả trước và trong quá trình mang thai để phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh cho thai nhi cũng như giảm thiểu tình trạng thiếu máu ở người mẹ.
Cụ thể, phụ nữ đang có kế hoạch mang thai cần bổ sung 400 mcg folate mỗi ngày trong khoảng 24 tuần trước khi có thai. Nhu cầu folate khi mang thai sẽ tăng cao gấp 1.5 lần so với lúc bình thường, do đó thai phụ cần bổ sung 600 mcg folate/ ngày. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, phụ nữ mang thai được bổ sung đủ 600 mcg folate mỗi ngày trong giai đoạn đầu và trong suất quá trình mang thai  sẽ giảm đến 70% nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh.

ba-bau-thieu-folate-thai-nhi-de-bi-khiem-khuyet-ong-than-kinh-1
folate có nhiều trong các thực phẩm màu đỏ
Folate được tìm thấy trong các loại thịt có màu đỏ, gan động vật, lòng đỏ trứng, các loại đậu, các loại rau có màu xanh đậm (rau muống, rau bó xôi, súp lơ, bông cải xanh...). Tuy nhiên, folate lại có đặc tính dễ tan tỏng nước và khó bảo quản trong quá trình nấu nướng nên nếu chỉ bổ sung bằng chế độ ăn uống thông thường thì rất khó đảm bảo đủ lượng folate bằng việc phối hợp giữa thức ăn tự nhiên và sử dụng thêm các loại sữa giàu folate dành cho phụ nữ mang thai.

TT
Design by Hao Tran -