Hiển thị các bài đăng có nhãn Đau bụng kinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đau bụng kinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Những thủ phạm gây đau vùng chậu ở phụ nữ - Đau vùng chậu liên quan tới đau vùng dưới rốn. Cơn đau này có thể đi kèm với một loạt các bệnh khác nhau. Đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của bệnh không liên quan tới khả năng sinh sản như  rối loạn tiêu hoá. Dưới đây là một số nguyên nhân của đau vùng chậu.

1. Viêm ruột thừa
Đây là tình trạng viêm ruột thừa, ống ruột kết nối với ruột già. Các triệu chứng bao gồm: đau nhói ở vùng bụng dưới bên phải, nôn mửa và sốt. Nếu có các triệu chứng này, cần được cấp cứu kịp thời. Nếu không được phẫu thuật cắt bỏ, phần ruột thừa sẽ bị vỡ ra, lây lan nhiễm trùng ổ bụng và đe doạ tính mạng.

Ruột thừa
2. Hội chứng ruột kích thích IBS.
IBS là rối loạn tiêu hoá mãn tính gây đau bụng liên tục, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón. Điều trị IBS bằng cách giảm các triệu chứng bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, giảm stress và sử dụng các loại thuốc điều trị tiêu chảy, táo bón.
3. Mittelschmerz (đau bụng do trứng rụng)
Vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, quá trình rụng trứng sẽ gây đau ở một số người. Trong thời gian rụng trứng, buồng trứng phát hành một quả trứng cùng với chất dịch và máu, có thể gây kích ứng niêm mạc bụng. Cơn đau có thể thay đổi theo từng tháng và không có hại, sẽ tự biến mất trong vài giờ.
4. PMS (Hội chứng tiền kinh nguyệt)
PMS thường gây ra tính khi thất thường và thèm ăn. Nó cũng có thể gây đau bụng, đau lưng, nhức đầu, ngực đau, và mụn trứng cá. Điều này là do thay đổi nội tiết tố nữ. Căng thẳng, lười vận động và thiếu hụt vitamin có thể làm các triệu chứng tồi tệ hơn.
5. Đau bụng kinh
Mỗi tháng, tử cung hình thành một lớp niêm mạc gọi là nội mạc tử cung, trong đó có một phôi thai được hình thành và phát triển. Nếu trứng không được thụ tinh, niêm mạc sẽ bị bong và đi ra khỏi cơ thể theo kinh nguyệt. Đau bụng kinh xảy ra khi tử cung co bóp để đẩy lớp niêm mạc đi ra. Đau bụng kinh có thể gây đau bụng dưới hoặc lưng.
6. Mang thai ngoài tử cung
nguyen nhan dau vung chau
Hình ảnh thai nhi ngoài tử cung
Đây là trường hợp cấp cứu khẩn cấp nếu không sẽ đe doạ tới tính mạng. Nó xảy ra khi phôi hai hình thành bên ngoài tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau nhói vùng chậu, đau bụng ở một bên, chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt.
7. Bệnh viêm vùng chậu
Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của những bệnh lây qua đường tình dục và viêm vùng chậu hoặc PID. Nhiễm trùng này có thể gây tổn thương vĩnh viễn tử  cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. Trong thực tế, bệnh viêm vùng chậu là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở phụ nữ. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ hoặc đi tiểu.
8. U nang buồng trứng
Một nang chứa trứng trưởng thành trong chu kỳ kinh nguyệt và giải phóng trứng khi rụng. Đôi khi một nang trứng không thể mở để giải phóng trứng hoặc giải phóng chất lỏng tạo thành một u nang buông trứng. U thường lành tính và không gây hại nhưng u nang lớn có thể gây đau vùng chậu, tăng cân, đi tiểu thường xuyên hơn.
nguyen nhan dau vung chau
Hình ảnh u xơ tử cung
9. U xơ tử  cung
U xơ tử cung không phải là ung thư. U xơ tử cung thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 40 tuổi. Một số phụ nữ có thể cảm thấy căng bụng, đau khi quan hệ tình dục, khó khăn khi mang thai.
D.P

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Thay vì uống các viên thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau bụng kinh nhanh nhưng có thể mang đến các tác dụng phụ không mong muốn, tại sao bạn không thử khắc phục tình trạng với 7 cách chữa đau bụng kinh đơn giản dưới đây, vừa đơn giản lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

1. Chườm nước ấm
Rất đơn giản bạn chỉ cần cho 1 ít nước ấm vào chai thủy tinh hoặc là bình cao su rồi chườm vào vùng bụng dưới. Đây là 1 trong các cách chữa đau bụng kinh được khá nhiều chị em phụ nữ áp dụng và đem lại hiệu quả cao. Khi chườm nước ấm sẽ làm cho tử cung co thắt chậm hơn trong quá trình đẩy lượng máu kinh ra ngoài, vì vậy bạn cũng có cảm giác bớt đau.

Chườm nước ấm là cách chữa đau bụng kinh đơn giản mà hiệu quả
2. Đắp gừng tươi
Bạn hãy lấy vài mẩu gừng, cạo sạch rồi giã nát hoặc xắt nhỏ ra sau đó đắp vào bụng dưới trong khoảng 5-7 phút, chắc chắn cơn đau bụng kinh của bạn sẽ được thuyên giảm đáng kể.
3. Xoa dầu
Nếu không có thời gian để thực hiện 2 cách chữa đau bụng kinh trên bạn có thể xoa dầu nóng vào bụng, cách làm này cũng sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng đấy.
Cách chữa đau bụng kinh
Massage bụng giúp bạn thư giãn và giảm đau bụng kinh hiệu quả
4. Massage bụng
Massage nhẹ nhàng vùng bụng vừa giúp bạn thư giãn vừa là cách giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Massage bụng sẽ làm cho cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột, từ đó sẽ giúp bạn giảm dần các triệu chứng đau bụng khi hành kinh.
5. Ăn sữa chua
Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy những chị em phụ nữ duy trì thói quen bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giúp giảm 30% nguy cơ bị đau bụng khi hành kinh so với những người chỉ được cung cấp khoảng 500mg canxi. Chính vì vậy, chị em phụ nữ nên uống sữa hoặc ăn sữa chua mỗi ngày để bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.
Cách chữa đau bụng kinh
Tắm muối khoáng giúp cơ bắp thư giãn, từ đó giúp chữa đau bụng kinh nhanh
6. Tắm muối khoáng
Tắm muối khoáng trong những ngày “đèn đỏ” cũng là cách chữa đau bụng kinh đơn giản mà các bạn gái không nên bỏ qua. Khi tắm, bạn hãy cho thêm khoảng 1 chén muối cùng với 1 chén bicarbonate natri vào nước ấm trong bồn tắm nhé. Cách làm này sẽ giúp các cơ bắp của bạn được thư giãn và giảm đau bụng kinh nhanh chóng.
7. Giữ ấm cho cơ thể
Trong những ngày hành kinh, nếu cơ thể bạn luôn được giữ ấm sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và giúp cho cơ bắp luôn được thư giãn, đặc biệt là sẽ làm giảm sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực chậu, từ đó giúp bạn giảm đau bụng kinh hiệu quả. Chình vì vậy, bạn hãy uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt để đặt lên bụng và tắm nước ấm trong những ngày này nhé.

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Nếu tự nhiên bạn cảm thấy có các triệu chứng như đau tức ngực, đau bụng dưới, khó chịu, thèm ăn,… thì cũng đừng lo lắng nhé, bởi đây là các dấu hiệu đến ngày kinh nguyệt thường thấy ở chị em phụ nữ.

1. Đau bụng
Dấu hiệu đến ngày kinh nguyệt thường thấy nhất ở chị em phụ nữ là đau bụng dưới. Thông thường, 2 – 3 ngày trước kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ thường gặp phải tình trạng đau bụng dưới, thậm chí có thể là đau quặn thắt. Mức độ đau bụng kinh sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Các dấu hiệu đến ngày kinh nguyệt ở phụ nữ
Design by Hao Tran -