Hiển thị các bài đăng có nhãn Thai nhi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thai nhi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong tháng thứ 7 thai kỳ - Trong tháng thứ 7của thai kỳ, các giác quan của thai nhi được hình thành. Đây là thời gian để cha mẹ chuẩn bị cho sự ra đời của trẻ và học cách giao tiếp với em bé.

Sự phát triển của em bé
Em bé nặng khoảng 1,5kg và dài khoảng 40 – 44cm. Hệ thống tiêu hoá và thận phát triển đầy đủ, móng tay cũng bắt đầu hình thành. Hô hấp và nhiệt độ bên trong có thể tự điều chỉnh. Bé cần nhiều không gian hơn trong tử cung và cảm thấy chật hẹp nên ít di chuyển. Thông thường trong tháng này bé đã định vị bản thân theo chiều dọc, đầu hướng xuống dưới. Em bé bắt đầu khám phá, di chuyển cơ thể, bàn tay, ngón chân,…

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Bà bầu thiếu folate ảnh hưởng tới thai nhi thế nào? - Số liệu khảo sát của Viện Dinh dưỡng quốc gia phối hợp với nhóm nghiên cứu của Giáo sư – Tiến sĩ Tim Green (Đại học Otago- New Zealand ) thực hiện tại Hà Nội và Hải Dương cho thấy, cứ 5 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có đến 3 người có nồng độ folate hồng cầu thấp dưới mức tối ưu (905 nmol/L).

Đây là thực sản rất đáng lo ngại vì thiếu hụt folate sẽ làm gia tăng nguy cơ khiến khuyết ống thần kinh cho thai nhi và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai phụ.
Folate: Dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ
Folate hay còn gọi là vitamin B9, là dưỡng chất cần thiết trong quá trình tạo và tăng trưởng tế bào mới. Trong giai đoạn đầu sau khi thụ thai, folate đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Do đó, nếu không cung cấp đủ folate trước và trong quá trình mang thai trẻ sinh ra rất dễ mắc phải khiếm khuyết ống thần kinh.
ba-bau-thieu-folate-thai-nhi-de-bi-khiem-khuyet-ong-than-kinh
Bà bầu nên bổ sung đủ lượng folate trong quá trình mang thai
Giáo sư – tiến sĩ Tim Green cho biết: “Khuyết tật ống thần kinh xảy ra khi các ống thần kinh đóng không hoàn thiện, dẫn đến não và tủy sống của trẻ phát triển không bình thường. Dạng dị tật phổ biến nhất là nứt đốt sống và vỏ sọ”. Ngoài ra, việc thiếu hụt folate trong suốt thai kỳ còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cho cả mẹ và bé, gia tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhỏ yếu, dễ bị băng huyết khi sinh...
Bổ sung folate từ sớm cho một thai kỳ khỏe mạnh
Ống thần kinh ở thai nhi phát triển từ rất sớm trong những ngày dầu của quá trình thụ thai, và ở thời điểm này, phần lớn phụ nữ đều chưa nhận ra là mình đang mang thai. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị các bà mẹ tương lai cần bổ sung đủ lượng folate cần thiết cả trước và trong quá trình mang thai để phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh cho thai nhi cũng như giảm thiểu tình trạng thiếu máu ở người mẹ.
Cụ thể, phụ nữ đang có kế hoạch mang thai cần bổ sung 400 mcg folate mỗi ngày trong khoảng 24 tuần trước khi có thai. Nhu cầu folate khi mang thai sẽ tăng cao gấp 1.5 lần so với lúc bình thường, do đó thai phụ cần bổ sung 600 mcg folate/ ngày. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, phụ nữ mang thai được bổ sung đủ 600 mcg folate mỗi ngày trong giai đoạn đầu và trong suất quá trình mang thai  sẽ giảm đến 70% nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh.

ba-bau-thieu-folate-thai-nhi-de-bi-khiem-khuyet-ong-than-kinh-1
folate có nhiều trong các thực phẩm màu đỏ
Folate được tìm thấy trong các loại thịt có màu đỏ, gan động vật, lòng đỏ trứng, các loại đậu, các loại rau có màu xanh đậm (rau muống, rau bó xôi, súp lơ, bông cải xanh...). Tuy nhiên, folate lại có đặc tính dễ tan tỏng nước và khó bảo quản trong quá trình nấu nướng nên nếu chỉ bổ sung bằng chế độ ăn uống thông thường thì rất khó đảm bảo đủ lượng folate bằng việc phối hợp giữa thức ăn tự nhiên và sử dụng thêm các loại sữa giàu folate dành cho phụ nữ mang thai.

TT

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Dinh dưỡng là vấn đề quan trọng nhất trong suốt thai kỳ vì tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Design by Hao Tran -