Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh phụ khoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh phụ khoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Khí hư: Dấu hiệu để nhận biết bệnh phụ khoa - Có nhiều cách để chị em có thể nhận biết bệnh phụ khoa một cách dễ đàng nhất là chú ý đến màu sắc của khí hư hàng ngày. Nếu chú ý chị em phụ nữ sẽ sớm phát hiện được bệnh để tiến hành điều trị sớm, rất tốt cho sức khỏe.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Phương pháp chữa trị bệnh phụ khoa cho chị em phụ nữ - Phụ nữ thường phải đi chữa bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo, kinh nguyệt không đều…

Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ít
Kinh nguyệt ít là một dạng bệnh của kinh nguyệt không đều. Hiện tượng kinh nguyệt ít có thể xuất phát từ nguyên nhân màng trong tử cung bong ra bất thường (có thể là do màng tử cung không được sản sinh ra nên không có nhiều để bong), hoặc do những bệnh ở tử cung như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung... gây nên. Một số nguyên nhân chủ quan như không chú ý vệ sinh kinh nguyệt, bị lạnh hoặc nóng quá, tinh thần căng thẳng... cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng kinh nguyệt quá ít.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Phụ nữ thường chỉ quen với sự ra máu hằng tháng, gọi là kinh nguyệt, mà bản chất là sự bong lớp nội mạc tử cung do ảnh hưởng của hoóc môn. Do vậy, khi thấy máu ra ngoài kỳ kinh thường rất lo sợ. Tuy nhiên, hầu hết các hiện tượng bất thường này lại là do bệnh lý lành tính.


Khi nào bị coi là ra máu bất thường?
Ra máu không bình thường có thể bao gồm những hiện tượng như ra máu ít giữa hai kỳ kinh – thường nhận thấy sau khi đi tiểu và thấy máu thấm trên giấy vệ sinh, hoặc ra máu nhiều khi hành kinh đến mức băng vệ sinh ướt sũng ngay giờ đầu mà lẽ ra có thể vài giờ. Mọi trường hợp ra máu âm đạo kéo dài hàng tuần cũng bị coi là bất thường.
Có nên lo lắng khi thấy máu ra khác thường không?
Còn phụ thuộc nhiều vào tuổi và các điều kiện khác. Nếu ở tuổi tiền mãn kinh thì ra máu giữa kỳ kinh nhẹ trong vài ngày trước khi thấy kinh là thông thường và không đáng lo. Nếu đang bắt đầu dùng viên thuốc tránh thai cũng có thể ra máu bất chợt trong vài tháng đầu dùng thuốc. Nếu đã ở tuổi mãn kinh hoặc sau mãn kinh và đang điều trị đều đặn bằng hoóc môn liệu pháp thay thế (nghĩa là uống oestrogen hằng ngày cộng với progestin uống trong 10-12 ngày mỗi tháng) thì có thể bị chảy máu do ngừng thuốc giống như ra kinh trong vài ngày. Nếu bị ra máu không giống như hiện tượng “ra máu do ngừng thuốc” thì cần hỏi ý kiến bác sĩ. Con gái chưa đến tuổi dậy thì mà bị ra máu bất thường thì rất cần quan tâm. Trẻ sơ sinh gái có thể thấy ra máu âm đạo trong vài ngày không đáng ngại (do ảnh hưởng của hoóc môn từ mẹ truyền sang), nhưng nếu kéo dài cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ. Nói chung, nếu phụ nữ thấy ra máu khác thường đều cần đi khám.
Có nên lo ngại khi đã bị cắt tử cung mà vẫn ra máu?
Có. Khi đã bị cắt tử cung toàn phần mà vẫn ra máu thì nhiều khả năng là bệnh lý ở âm đạo, cần được bác sĩ phụ khoa khám. Một số trường hợp cắt tử cung không hoàn toàn, còn để lại cổ tử cung nên có thể ra máu từ cổ tử cung hay âm đạo.
Ra máu khác thường ngoài kỳ kinh có phải là bị ung thư không?
Hầu hết các trường hợp ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh là do bệnh lý lành tính. Ở những phụ nữ tiền mãn kinh, ra máu ngoài kỳ kinh thường do sự dao dộng của hoóc môn chứ không phải do ung thư. Ở những phụ nữ có tuổi, đặc biệt là phụ nữ đã mãn kinh, ra máu âm đạo có thể do ung thư phụ khoa, nhưng cũng có thể do bệnh lành tính. Một số phụ nữ có yếu tố nguy cơ phát triển ung thư tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo, cho nên cần được bác sĩ khám xem có những yếu tố nguy cơ này không.
Bệnh phụ khoa nào hay gây ra chảy máu âm đạo?
Ra máu âm đạo có thể là triệu chứng của một số bệnh phụ khoa sau:
- Rối loạn kinh nguyệt
- Nồng độ hoóc môn dao động
- Viêm âm đạo (một bệnh nhiễm khuẩn và có thể chữa trị được),
- Giãn tĩnh mạch âm hộ (tĩnh mạch giãn và có thể bị trầy xát),
- Khối u, polip hay u xơ âm đạo, cổ tử cung, tử cung hay vòi trứng
- Bệnh lộn cổ tử cung, một bệnh hay gặp ở phụ nữ trẻ, nhất là phụ nữ dùng viên thuốc tránh thai, mô cổ tử cung trở nên dễ bị trợt, thường hay chảy máu sau khi giao hợp
- Ung thư tử cung, cổ tử cung, âm đạo hay âm hộ
- Một số bệnh lây qua đường tình dục như chlamydia, lậu hay sùi sinh dục
- Thương tích ở âm đạo do chấn thương hay do lạm dụng tình dục, khi mới có thai hoặc có thai ngoài tử cung
- Biến chứng thai nghén như thai chết lưu
Khi ra máu âm đạo khác thường, nên làm gì?
Nếu đang ở độ tuổi hoạt động tình dục hay đã ngoài 18 tuổi, nên được thăm khám tiểu khung và làm phiến đồ tế bào cổ tử cung mỗi năm một lần. Tuy nhiên, nếu từng có kết quả phiến đồ bình thường trong 3 năm liên tiếp thì có thể làm thăm dò này thưa hơn. Khi ra máu âm đạo khác thường, cần báo cho bác sĩ biết. Không nên quá lo lắng vì trong hầu hết trường hợp là lành tính. Tuy nhiên có 2 trường hợp cần gặp bác sĩ ngay: trong 1 giờ đã thấm đẫm băng vệ sinh hay đang có thai mà ra máu. Khi dùng viên thuốc tránh thai hay đang điều trị bằng liệu pháp hoóc môn thay thế cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) có tên khoa học là polycystic ovary syndromme (PCOS), là rối loạn nội tiết thường gặp ở nữ giới, cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh.

Những thông tin hữu hiệu về bệnh đa nang buông trứng

Chăm sóc toàn diện sức khỏe phụ nữ - Bạn đang ở lứa tuổi ngoài 20? Bạn còn trẻ và không có gì phải lo lắng về sức khỏe của mình? Nếu câu trả lời của bạn là đúng thì bạn đã… sai rồi đấy!

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Các bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em là viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, u nang… 

Sau khi chữa trị, nhiều phụ nữ bị tái phát lại chỉ trong thời gian ngắn. Bệnh phụ khoa có những dấu hiệu điển hình như: ra khí hư nhiều, bất thường. Ngứa, đau, rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ – âm đạo. Cảm giác nóng rát khi tiểu hoặc đau khi giao hợp. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh phụ khoa. Một là vệ sinh kém. Cơ quan sinh dục có rất nhiều vi khuẩn sinh sống; dịch tiết ở đây cũng nhiều.

Nếu không giữ gìn vệ sinh vùng này tốt sẽ khiến cho vi khuẩn, nấm phát triển nhanh và mạnh tấn công và gây nhiễm khuẩn âm hộ – âm đạo. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý, việc kém vệ sinh gây bệnh đã đành, nhiều người bị bệnh phụ khoa lại là do quá sạch sẽ, vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày, vệ sinh quá sâu bên trong, dẫn đến mất cân bằng môi trường, vi khuẩn có nhiều cơ hội tấn công. Hai là lây nhiễm qua sinh hoạt tình dục.
Design by Hao Tran -