Hiển thị các bài đăng có nhãn Súc khỏe phụ nữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Súc khỏe phụ nữ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Teo âm đạo là một hiện tượng bình thường của các chị em khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Khi ấy, cơ thể người phụ nữ sẽ bị suy giảm sản xuất estrogen, các mô trong âm đạo trở nên khô, mỏng và teo tóp lại gây đau nhức và làm cho quá trình giao hợp trở nên khó khăn. Bệnh không những gây ra sự suy giảm tình dục mà còn có thể lây lan sang đường tiết niệu, dẫn đến việc khó đi tiểu, nước tiểu có máu và các vấn đề nghiêm trọng khác.

Âm đạo teo hay còn gọi là chứng viêm âm đạo teo ám chỉ một sự thay đổi bất thường của âm đạo xuất hiện khi có sự trượt giảm đột ngột với số lượng không nhỏ các hoóc môn giới tính nữ estrogen. Điều này đồng nghĩa với việc giảm các mức độ estrogen (do hai buồng trứng sản sinh ra nhằm góp phần duy trì sự bôi trơn và khỏe mạnh của các mô âm đạo) chính là “thủ phạm” gây nên chứng teo âm đạo.
Y học giải thích rằng khi các mức độ estrogen thấp hơn ngưỡng cho phép, mô âm đạo sẽ trở nên mỏng đi, khô hơn và co lại làm cho âm đạo teo dần. Lúc này cũng là thời điểm âm đạo dễ bị viêm nhiễm nhất.

 Giảm estrogen do hai buồng trứng sản sinh ra chính là “thủ phạm” gây teo âm đạo.
Nguyên nhân gây teo âm đạo
Các triệu chứng teo âm đạo có thể gặp ở nhiều phụ nữ mãn kinh (khoảng 10 – 40%) phần lớn cần được điều trị nhưng chỉ khoảng 1/4 trong số này thực sự tìm đến bác sĩ để chữa trị.
Rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh, ví dụ như cơn bốc hỏa xảy ra khi buồng trứng không còn tiết hormon estrogen có thể giảm dần theo thời gian dù có điều trị bằng estrogen hay không, nhưng các triệu chứng teo âm đạo lại thường tiến triển và khó có thể tự khỏi. Nếu không điều trị, người bệnh có thể phải chịu đựng sự khó chịu nhiều năm và giảm chất lượng sống.
Tình trạng teo âm đạo này cũng có thể xảy ra khi một phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ và nồng độ estrogen có thể thấp hơn bình thường; uống một số loại thuốc hay phải điều trị bằng bức xạ và hóa trị, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng vì bất cứ lý do gì, rối loạn miễn dịch nhất định và không rõ lý do nhất định cũng có thể gây ra sự suy giảm estrogen và kết quả là teo âm đạo
Triệu chứng không rõ ràng
Trước khi bước sang thời kỳ mãn kinh khoảng 5 – 10 năm, phụ nữ thường không phát hiện ra bất kỳ triệu chứng nào của hiện tượng âm đạo teo. Nếu có thì nhìn chung, triệu chứng của nó cũng không mấy rõ ràng, có khi dễ bị nhầm lẫn với một số chứng nhiễm trùng khác, cụ thể là:
Đau nhức và ngứa âm đạo là các triệu chứng chính của tình trạng teo âm đạo. Ngoài ra, chị em còn có thể có cảm giác đau nhức và nóng rát, nhất là mỗi lần có quan hệ tình dục. Thậm chí, đôi khi các triệu chứng này có thể quá kích thích khiến chị em còn không thể tiếp tục quan hệ vợ chồng.
Trong trường hợp vùng sinh dục bị viêm nhiễm, có thể có chất dịch màu trắng kèm theo mùi hôi thối. Tình trạng này cũng được coi là nguyên nhân chính gây ra chảy máu sau khi giao hợp và chảy máu sau mãn kinh.
Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu khi bị kết luận teo âm đạo mà chị em thấy mình có một vài triệu chứng bất ổn ở đường tiết niệu, vì các triệu chứng tiết niệu thường đi kèm với triệu chứng teo âm đạo, ví dụ như cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên hơn, đi tiểu ra máu. Tình trạng này cần được kiểm soát và khám theo định kỳ để tránh nhiễm trùng đường tiểu có thể xảy ra.
 Nên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm bệnh đường sinh dục. Ảnh: TL
Biện pháp điều trị teo âm đạo
Trong một số trường hợp, người phụ nữ có thể sử dụng chất bôi trơn và chất dưỡng ẩm để giữ cho các mô của âm đạo ẩm và linh hoạt hơn, từ đó giúp chuyện ấy thoải mái hơn.
Nếu những biện pháp này vẫn không đủ để cứu cánh thì liệu pháp dùng estrogen có thể được thay thế. Việc thay đổi hoóc-môn có thể ngăn chặn nhiều những thay đổi liên quan đến chứng teo âm đạo và giúp đảo ngược một số thiệt hại do teo âm đạo gây nên tại một số thời điểm thích hợp.
Bên cạnh đó, các chị em không nên xấu hổ để thảo luận tất cả các vấn đề như khô âm đạo với các bác sĩ phụ khoa. Bởi vì khô âm đạo cũng có thể là một triệu chứng của một bệnh nào đó tiềm ẩn nên được giải quyết.
Thường thì một bác sĩ phụ khoa có thể điều trị cho tình trạng này của bạn. Đôi khi bạn có thể phải đến gặp một bác sĩ nội tiết chuyên về các vấn đề y tế liên quan đến các kích thích tố để điều trị.
Bác sĩ nội tiết có thể khuyên bạn nên thử nghiệm sử dụng nội tiết tố để xác định hàm lượng hoóc-môn của cơ thể. Đây là biện pháp để tìm ra một liều lượng estrogen thích hợp giúp giải quyết chứng teo âm đạo và hạn chế các tác dụng phụ của chúng.
Phòng teo âm đạo như thế nào?
Cần phát hiện các triệu chứng sớm để có thể ngăn chặn teo âm đạo. Thông thường, để khắc phục tình trạng này, chị em có thể quan tâm đến việc bổ sung estrogen cho âm đạo cũng như dùng chất bôi trơn âm đạo có nguồn gốc từ nước cho mỗi lần có quan hệ tình dục.
Có quan hệ tình dục thường xuyên cũng góp phần làm giảm các triệu chứng teo âm đạo vì quá trình giao hợp có thể củng cố, cải thiện việc lưu thông, tuần hoàn máu nơi âm đạo, giúp duy trì các mô âm đạo – một trong những điều kiện quan trọng khiến âm đạo không bị teo. Nhiều loại kem và sữa dưỡng tại chỗ có thể giúp cải thiện tình hình và có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng teo âm đạo trước khi chúng trở nên tồi tệ hơn.

Cuối năm cũng là mùa mọi người rủ nhau đi khám sức khỏe định kỳ, “tổng kết” tình hình sức khỏe trong năm.


Kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể giúp phát hiện các rối loạn về sức khỏe trước khi chúng bắt đầu hoặc ở giai đoạn rất sớm của bệnh. Khi đó cơ hội để bạn điều trị lui bệnh hoặc dứt hẳn bệnh sẽ được dễ dàng hơn.Kiểm tra sức khỏe định kỳ là đi khám bệnh ở những khoảng thời gian nhất định dù chúng ta đang cảm thấy rất khỏe mạnh, điều này khác với việc một người đã biết bệnh đi khám theo hẹn của thầy thuốc để được theo dõi và điều trị.
Nội dung của kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm: khám bệnh tổng quát (kể cả làm xét nghiệm tổng quát và xét nghiệm tầm soát một số bệnh thường gặp), khám mắt và khám phụ khoa đối với nữ.
Việc cần làm khi kiểm tra sức khỏe
Bạn cần chuẩn bị trước một số bước sau:
1. Xem lại tiền sử sức khỏe của gia đình: cần báo cho bác sĩ biết các thông tin về sức khỏe và bệnh tật của các thành viên trong gia đình mình. Tiền sử gia đình có thể làm bạn tăng nguy cơ một số bệnh như đái tháo đường, ung thư, bệnh tim và đột quỵ.
Bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ bệnh của bạn dựa trên tiền sử gia đình và các yếu tố nguy cơ khác, đồng thời sẽ giúp bạn biết cách phòng bệnh, làm xét nghiệm sàng lọc để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Bạn cần nắm bắt và thường xuyên cập nhật các thông tin về sức khỏe của gia đình. Vẽ cây bệnh tật giống như sơ đồ phả hệ. Lưu giữ các giấy tờ, toa thuốc và kết quả xét nghiệm. Thậm chí khi có một thành viên nào trong gia đình qua đời cũng cần ghi lại nguyên nhân tử vong.
2. Chuẩn bị hồ sơ về sức khỏe bản thân: bao gồm lịch chủng ngừa, nhớ lại xem trước đây mình có mắc bệnh hay mổ xẻ gì hay không, thuốc men đang dùng kể cả thảo dược hay thuốc bổ, kết quả xét nghiệm trước đó.
3. Chuẩn bị trước các câu hỏi cần trao đổi với bác sĩ: rà soát một cách có hệ thống tình hình sức khỏe, các dấu hiệu bệnh cũ còn kéo dài hay tái phát, các dấu hiệu của bệnh mới xảy ra.
Ví dụ như các thay đổi của cơ thể, chỗ sưng hay u, các thay đổi ở da… Xuất hiện các triệu chứng như: đau, chóng mặt, mệt mỏi, các bất thường về nước tiểu và phân, thay đổi chu kỳ kinh… Trầm cảm, lo âu, chấn thương, stress, rối loạn giấc ngủ… Thay đổi thói quen ăn uống…
Nếu có triệu chứng thì mô tả khi nào chúng bắt đầu, có khác biệt với những lần xuất hiện trước đây.
Khi trình bày với bác sĩ cần phải trung thực, chi tiết và thật ngắn gọn.
Bạn cần ghi trước ra giấy những điều trên vì khi đến phòng khám bạn khó mà nhớ hết được. Khi rời phòng khám, hãy chắc chắn những thắc mắc của bạn đã được giải đáp.
4. Chuẩn bị làm xét nghiệm: để kết quả xét nghiệm chính xác, người đi khám bệnh cần có sự chuẩn bị trước, bao gồm:
- Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài nước lã từ 8-12 giờ trước khi khám bệnh, nhằm bình ổn đường huyết và mỡ trong máu.
- Không mặc đồ quá chật khi đo huyết áp, lấy máu và chụp X-quang ngực.
- Không mang đồ trang sức vì sẽ làm cho hình ảnh chụp không rõ ràng.
- Thai phụ hoặc phụ nữ nghi ngờ có thai phải thông báo cho nhân viên y tế trước khi khám bệnh, vì chụp X-quang có thể gây ảnh hưởng đến bào thai.
- Phụ nữ đang giai đoạn hành kinh cũng nên thông báo trước cho nhân viên y tế để tránh diễn giải sai kết quả phân tích nước tiểu.
Thông thường, để đánh giá sức khỏe tổng quát chỉ cần làm các xét nghiệm thường quy là đủ (huyết đồ, đường huyết, chức năng thận, ion đồ, tổng phân tích nước tiểu, đo điện tim, X-quang phổi, siêu âm bụng).
Tuy nhiên, sau khi khám bệnh tùy trường hợp cụ thể hoặc khi bạn có nhu cầu kiểm tra thêm thì bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm như: nhóm máu, mỡ trong máu, bệnh lây như viêm gan siêu vi B, C, HIV/AIDS, xét nghiệm tầm soát ung thư và các xét nghiệm chuyên sâu khác…
Hỏi bác sĩ đủ thứ
Sau khi có đủ các dữ liệu về tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ cho bạn biết kết quả, cấp toa thuốc và cho những lời khuyên về sức khỏe.
Đây là lúc bạn cần hỏi bác sĩ tất cả thắc mắc về bệnh trạng của mình: có phải uống thuốc, uống trong bao lâu, phản ứng thuốc, có cách chữa nào khác ngoài dùng thuốc, tái khám…
Cũng trong dịp khám tổng quát này, bạn nên hỏi bác sĩ về chủng ngừa các bệnh như viêm gan siêu vi B, phong đòn gánh, cúm gia cầm, ung thư cổ tử cung…
Nếu đợt khám tổng quát đạt kết quả tốt, đối với tuổi dưới 50 nên kiểm tra lại sau mỗi ba năm, trên 50 tuổi nên kiểm tra lại mỗi năm. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm là tốt nhất dù ở độ tuổi nào.
Design by Hao Tran -