Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong tháng thứ 7 thai kỳ - Trong tháng thứ 7của thai kỳ, các giác quan của thai nhi được hình thành. Đây là thời gian để cha mẹ chuẩn bị cho sự ra đời của trẻ và học cách giao tiếp với em bé.

Sự phát triển của em bé
Em bé nặng khoảng 1,5kg và dài khoảng 40 – 44cm. Hệ thống tiêu hoá và thận phát triển đầy đủ, móng tay cũng bắt đầu hình thành. Hô hấp và nhiệt độ bên trong có thể tự điều chỉnh. Bé cần nhiều không gian hơn trong tử cung và cảm thấy chật hẹp nên ít di chuyển. Thông thường trong tháng này bé đã định vị bản thân theo chiều dọc, đầu hướng xuống dưới. Em bé bắt đầu khám phá, di chuyển cơ thể, bàn tay, ngón chân,…


Tháng thứ 7 thai nhi đã phát triển các giác quan
Giác quan
- Nghe: Thai nhi có thể nghe thấy. Hệ thống thính giác thai nhi bắt đầu từ 5 tháng rưỡi tới 6 tháng. Bé có thể nghe được các âm thanh mặc dù bị cản trở bởi nước ối. Em bé cũng có thể nghe thấy những âm thanh bên trong bụng mẹ như tiếng dạ dày co bóp, nhịp tim. Theo nghiên cứu thì trẻ có thể phân biệt giọng nữ và giọng nam hay giai điệu khác nhau ngay từ trong bụng mẹ. Sau khi sinh, em bé sẽ nhạy cảm hơn với âm nhạc và giọng nói khi nghe trong tử cung.
- Nhìn: Đôi mắt đang mở. Khi ánh sáng chiếu vào bụng mẹ, bé sẽ cử động hoặc nhịp tim tăng lên ngụ ý nhạy cảm với ánh sáng. Các giác khác (khứu giác và vị giác) tiếp tục phát triển.
bau thang thu 7
Tháng thứ 7 thai nhi đã phản ứng với ánh sáng
Đối với thai phụ
Người mẹ cảm thấy nặng nề khi di chuyển và gặp các triệu chứng như:
- Giãn tĩnh mạch Vulval: Những tĩnh mạch xuất hiện giữa tháng thứ 7 và 8, bắt đầu với cảm giác nặng nề hay ngứa. Có thể đau khi quan hệ tình dục nhưng giảm dần sau sinh khoảng 3 – 4 tháng. Tránh tắm nước nóng và các gia vị cay nóng.
- Phù và sưng: Mắt cá chân và chân sung lên. Cơ thể phụ nữ chứa nhiều nước hơn và cần 1,5 lít nước môi ngày. Để tránh phù chân không nên mặc quần chật tại khu vực mắt cá chân và cổ tay. Nếu tình trạng  xảy ra đột ngột nên đi khám để tránh nguy cơ bệnh thận.
- Đau lưng: Hay xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. Ngồi và đứng đúng tư thế có thể giảm triệu chứng. Trong đa số trường hợp, đau thắt lưng kéo dài 1 năm sau khi sinh. Do đó, phụ nữ nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc bơi sẽ giảm triệu chứng đau lưng.
Những lưu ý
- Thai phụ nên có giấc ngủ thường xuyên hơn. Có thể thay đổi chỗ ngủ nếu điều đó giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Cố gắng dành thời gian ngủ vào ban ngày để lấy lại sức khoẻ.
- Không nên làm việc nặng hay mang vác đồ. Tránh căng thẳng để giảm nguy cơ sinh non.
- Chế độ ăn tăng lượng calo lên 2.800calo mỗi ngày. Ưu tiên các sản phẩm từ sữa, carbohydrate, sắt, thịt đỏ, trái cây và rau. Lưu ý từ tháng thứ 5 – 7, mỗi tuần, thai phụ sẽ tăng từ 350 đến 400g. Ở tuần tháng cuối sẽ tăng từ 450 đến 500 gram là bình thường.
- Chuẩn bị cho sự ra đời của trẻ: Các bà mẹ nên đi học các lớp học tiền sản. Bạn sẽ được tìm hiểu những gì xảy ra trong khi sinh, xử lý cơn đau, các bài tập thư giãn, thở. Có thể rủ các ông bố cùng tham gia.
 D.P

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -